ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HÓA XẠ TRỊ ĐỒNG THỜI TRƯỚC PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG GIAI ĐOẠN II, III

Thu Hiền Trương 1, Văn Ba Nguyễn 1,, Văn Thái Phạm 1, Thùy Linh Dương 1, Văn Tôn Trần 2
1 Bệnh viện Quân y 103
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả hoá xạ trịđồng thời (HXTĐT) trước phẫu thuật (PT) trong điều trị (ĐT) ung thư trực tràng (UTTT) giai đoạn II, III đồng thời nhận xét một số tác dụng không mong muốn và độc tính của phương pháp ĐT này. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu trên 48 bệnh nhân (BN) UTTT giai đoạn II, III được xạ trị liều 50,4 Gy kết hợp hóa chất Capecitabine liều 825mg/m2 x 2 lần/ngày vào các ngày xạ trị, phẫu thuật được thực hiện sau kết thúc HXTĐT 4-6 tuần. Kết quả: Tỷ lệ đáp ứng toàn bộ sau điều trị đạt 83,4%. Tất cả bệnh nhân được phẫu thuật triệt căn trong đó 87,5% PT bảo tồn cơ thắt hậu môn. Đánh giá mô bệnh học của bệnh phẩm sau phẫu thuật: 25% đáp ứng hoàn toàn; 85,4% giảm giai đoạn u và 91,7% giảm giai đoạn hạch. Độc tính gặp chủ yếu ở độ 1: thiếu máu độ 1 là 39,6%, giảm số lượng bạch cầu hạt trung tính độ 1 là 6,3%. Các tác dụng không mong muốn khác hay gặp là viêm bàng quang độ 1 (20,8%) và viêm da do xạ trị độ 1 (37,5%). Không gặp độc tính độ 3,4. Kết luận: HXTĐT trước phẫu thuậtvới Capecitabine là phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn và ít độc tính cho BN UTTT giai đoạn II, III.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. International Agency for Research on Cancer (2020), Globocan 2020: Estimated Cancer Incidence, Mortality and Prevalence Worldwide in 2020.
2. NCCN (2019), Rectal Cancer, Clinical Practice Guidelines in Oncology.
3. Kinjal Parikh, Albert S. DeNittis, Gerald Marks et al., (2019), "Neoadjuvant chemotherapy and high-dose radiation using intensity-modulated radiotherapy followed by rectal sparing TEM for distal rectal cancer", Journal of Radiation Oncology, 8(2), pp. 217-224.
4. William Chapman, Hyun Kim, Philip Bauer et al., (2019), "Total neoadjuvant therapy with short course radiation compared to concurrent chemoradiation in rectal cancer", Journal of Clinical Oncology, 37(4_suppl), pp. 468-486.
5. Phạm Cẩm Phương (2013), Đánh giá hiệu quả hoá xạ trị kết hợp Capecitabine trước mổ trong ung thư trực tràng thấp tiến triển tại chỗ, Luận văn Tiến sĩ y học, Chuyên ngành ung thư, Đại học Y Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Hiếu, Lê Văn Quảng, Bùi Công Toàn et al., (2018), "Đánh giá kết quả hóa xạ trị tiền phẫu trong ung thư trực tràng giai đoạn xâm lấn", Tạp chí khoa học công nghệ Việt Nam, 60(2), pp. 1-4.
7. de Bruin AF, Nuyttens JJ, Ferenschild FT et al., (2008), "Preoperative chemoradiation with capecitabine in locally advanced rectal cancer", Neth J Med, 66(2), pp. 71-76.
8. Nguyễn Xuân Kiên, Nguyễn Đình Châu, Nguyễn Thị Hà et al., (2017), "Đánh giá kết quả điều trị hóa xạ trị tiền phẫu với capecitabine ở bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn tiến triển còn khả năng phẫu thuật tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108", Tạp chí Y dược lâm sàng 108, 12(9), pp. 135-140.