ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT SỚM UNG THƯ TUYẾN NƯỚC BỌT DƯỚI HÀM TẠI BỆNH VIỆN K TỪ 2015 ĐẾN 2020
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
U tuyến nước bọt là một nhóm bệnh trong bệnh học vùng đầu cổ nói chung và bệnh của tuyến nước bọt nói riêng, chiếm vào khoảng 0,2 - 0,6% của tất cả các loại khối u và khoảng 2- 4 % khối u vùng đầu cổ. Trong đó, ung thư tuyến nước bọt chiếm dưới 1% các loại ung thư. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu đối với các ung thư tuyến nước bọt dưới hàm, Phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến dưới hàm có hoặc không có vét hạch cổ tùy thuộc vào kích thước khối u, hạch cổ, loại mô bệnh học vẫn còn có những tranh luận. Phẫu thuật như thế nào để bảo tồn được các nhánh thần kinh quan trọng, hạn chế tái phát là mối quan tâm hàng đầu của các phẫu thuật viên. Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật sớm của ung thư tuyến nước bọt dưới hàm tại Bệnh viện K. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu và tiến cứu có theo dõi dọc. 88 bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư tuyến nước bọt dưới hàm. Nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu có theo dõi dọc. Kết quả điều trị: Các phương pháp phẫu thuật: Có 60/88 trường hợp (68,1%) cắt toàn bộ TDH. Di căn hạch chiếm 31,9%. (28/88). Xếp gai đoạn bệnh sau PT:T2,T3 88,6%. Thời gian nằm viện sau PT: 6 – 10 ngày, có 55/88 (62,5%). Kết quả phẫu thuật: 92% tốt. Kết quả phẫu thuật theo giai đoạn: S1 kết quả tốt cao nhất 85,7%. Kết quả phẫu thuật theo phương pháp PT: cắt TDH đơn thuần cho kết quả tốt là 93,3%. Các tai biến và biến chứng sau phẫu thuật: 14/88 ca bị liệt mặt chiếm 15,9%. Chảy máu 5 ca chiếm 5,7%. Tụ dịch có 4 trường hợp chiếm 4,5%. Chưa ghi nhận trường hợp liệt dây XII nào. Kết luận: 68,1% cắt TDH đơn thuần. 62,5% nằm điều trị là từ 6 – 10 ngày, 92% bệnh nhân có kết quả điều trị tốt, Liệt mặt, chảy máu, tụ dịch là những biến chứng hay gặp nhất. Liệt mặt chiếm 15,9%. Chảy máu 5,7%. Tụ dịch chiếm 4,5%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
ung thư, tuyến dưới hàm
Tài liệu tham khảo
2. Hàn Thị Vân Thanh (2001), Nhận xét đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả phẫu thuật của u tuyến nước bọt mang tai ở Bệnh viên K từ 1996-2001, Luận văn Thạc sỹ y học chuyên ngành ung thư, Trường Đai học y Hà Nôi, Hà nội.
3. Sessions R.B, Harrison L.B, Forastiere A.A (2001), Tumor of salivary glands and paragangliomas, Cancer: principles and practice of oncology, 6th ed, Lippincott William & Wilkins, (CD Rom).
4. Bộ môn Ung thư học - Trường Đại học Y Hà Nội (2001), Ung thư tuyến nước bọt, Bài Giảng ung thư học. NXB Y học, Hà Nội - 2001, tr. 111 - 117
5. Lê Văn Quang (2013), Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị u biểu mô lành tính tuyến nước bọt mang tai tại bệnh viện K Hà Nội. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ y học, trường Đại học Y Hà Nội.
6. Ellingson T.W., et al. (2003). The impact of malignant disease on facial nerve function after parotidectomy. Laryngoscope. 113 (8): 1299-1303.
7. Angelica Reinheimer, Daniella Serafin Couto Vieira, Mabel Mariela Rodriguez Cordeiro, Elena Riet Correa Riveto (2019). Retrospective study of 124 cases of salivary gland tumors and literature review. J Clin EXP Dent. 2019 Nov; 11(11): e1025–e1032. PMCID: PMC6825733. PMID:31700577