ỨNG DỤNG VẠT DA CÂN THƯỢNG ĐÒN CÓ NỐI MẠCH VI PHẪU TẠI ĐẦU XA TRONG TẠO HÌNH SẸO DI CHỨNG BỎNG VÙNG CỔ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Che phủ khuyết rộng toàn bộ vùng cằm cổ, sử dụng nhánh xuyên tại đầu xa của vạt da cân thượng đòn nhằm tăng kích thước của vạt là phương pháp hiệu quả, có tính ứng dụng cao. Đối tượng và phương pháp: 30 bệnh nhân có sẹo co kéo nặng vùng cổ được phẫu thuật sử dụng vạt da cân thượng đòn có nối vi phẫu tại đầu xa từ năm 2014 đến 2020. Vạt được nối vi phẫu tại đầu xa sử dụng nhánh xuyên của động mạch cùng vai ngực sau khi phẫu tích vạt nâng vạt. Kết quả: Toàn bộ 30 vạt da sống hoàn toàn, chiều dài vạt đạt tối đa 28cm và chiều rộng tối đa 25cm. Theo dõi ở thời điểm 3 tháng sau mổ có 29/30 bệnh nhân (96,67%) hài lòng với kết quả sau mổ. Đánh giá ở thời điểm sau mổ 6 tháng, tất cả các bệnh nhân đều hài lòng với kết quả phẫu thuật. Kết luận: Vạt da cân thượng đòn có nối mạch vi phẫu tại đầu xa là lựa chọn tối ưu trong tạo hình các tổn khuyết rộng vùng cổ, đặc biệt là tạo hình sẹo di chứng bỏng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Vạt da cân thượng đòn, vạt có nối mạch vi phẫu tại đầu xa
Tài liệu tham khảo
2.Lamberty B. (1979) The supra-clavicular axial patterned flap. British journal of plastic surgery.32(3): 207-212.
3.Pallua N., Machens H.-G., Rennekampff O.. et al (1997) The fasciocutaneous supraclavicular artery island flap for releasing postburn mentosternal contractures. Plastic and reconstructive surgery.99(7): 1878-1884; discussion 1885.
4.Lamberty B. (1982) The cutaneous arterial supply of cervical skin in relation to axial skin flaps. Anatomia Clinica.3(4): 317-324.
5.Vinh V. Q., Van Anh T., Ogawa R.. et al (2009) Anatomical and clinical studies of the supraclavicular flap: analysis of 103 flaps used to reconstruct neck scar contractures. Plastic and reconstructive surgery.123(5): 1471-1480.
6.Pallua N. and Noah E. M. (2000) The tunneled supraclavicular island flap: an optimized technique for head and neck reconstruction. Plastic and reconstructive surgery.105(3): 842-851.
7.Vũ Quang Vinh (2016), Nghiên cứu ứng dụng vạt da cân thượng đòn nối mạch vi phẫu tại đầu xa điều trị sẹo di chứng bỏng vùng cằm cổ, Đề tài cấp bộ Y tế.
8. Trần Vân Anh (2005), Nghiên cứu lâm sàng và điều trị sẹo di chứng bỏng vùng cằm- cổ, Luận án tiến sỹ y học, Học viện Quân Y.
9. Trần thiết Sơn (2004), “Một số nhận xét về vạt da cân thư¬ợng đòn áp dụng trong phẫu thuật tạo hình ”, TCNCYH 28 (2), tr.60-64