ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT CẮT TÚI MẬT NỘI SOI CẤP CỨU ĐIỀU TRỊ VIÊM TÚI MẬT CẤP

Thái Nguyên Hưng 1,, Trương Đức Tuấn 2, Phan Văn Linh 3
1 Bệnh viện k
2 Bệnh viện 19-8
3 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu (NC): NC hồi cứu trên 25 BN được phẫu thuật nội soi (PTNS) cắt túi mật cấp cứu với mục tiêu 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm túi mật cấp. 2. Đánh kết quả PTNS cấp cứu cắt túi mật. - Đối tượng và phương pháp NC: Tất cả những BN, không phân biệt tuổi, giới, được chẩn đoán là viêm túi mật cấp (VTMC), được PTNS  cắt túi mật cấp cứu tai BV Đại Học Y HN. + Tiêu chuẩn loại trừ: BN được chẩn đoán hoặc có kết quả GPB là ung thư túi mật. + Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hồi cứu. - Kết quả NC: Có 25 BN đủ tiêu chuẩn, Tuổi TB là 51,4±14,3, tỷ lệ nam/nữ 2:1. Triệu chứng lâm sàng (LS):100% đau dưới sườn phải (DSP),100% sốt >38 độ, túi mật căng to 72,0%,DSP phản ứng 84,0%, Murphy(+) 64%; 72% có BC> 10.000/mm3. Siêu âm bụng  88,0% sỏi túi mật, 12% không sỏi, thành túi mật dày 68,0%, sỏi kẹt cổ túi mật 48,0%, dịch quanh túi mật 64,0%. PTNS cấp cứu 100%, PTNS thành công 76%, chuyển mở mở 24%. Nguyên nhân chuyển mở do chảy máu 33,3%, tổn thương đường mật 16,7%, phù nề, hoại tử, apxe gây biến dạng giải phẫu 50,0%. Thời gian mổ TB= 68,4±22,6 (từ 28-125 phút). Thời gian hậu phẫu TB: 5,02 ± 2,36 ngày (từ 2-35 ngày). Không có BN tử vong, biến chứng chủ yếu là nhiễm trùng và chảy máu chân trocar 24% (6BN). - Kết luận: +Viêm túi mật cấp chiếm tỷ lệ 10,0% trong bệnh lý túi mật được PTNS cắt túi mật (25/248 BN), 88,0% viêm túi mật do sỏi,12,0% viêm túi mật không do sỏi. +100% các BN được PTNS cắt túi mật cấp cứu. PTNS thành công 76,0%, chuyển mổ mở 24,0%. + Nguyên nhân chuyển mổ mở chủ yếu do chảy máu không cầm được qua PTNS 2/6 BN (33,3%), tổn thương OMC 16,6%, viêm dính, phù nề, apxe, hoại tử gây biến dạng giải phẫu 3/6 BN (50,0%). + Thời gian mổ TB: Thời gian mổ TB=68,4±22,6 phút (từ 28-125 phút). Thời gian hậu phẫu TB: 5,02±2,36 ngày (từ 2-35 ngày). + Không có BN tử vong,biến chứng chủ yếu là nhiễm trùng hay chảy máu chân trocar 6/25 BN (24%).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Hoàng Bắc, Lê Quan Tuấn Anh: Chụp đường mật trong cắt túi mật nội soi.Hội nghị phẫu thuật nội soi và nôi soi toàn quốc (2006);61-62.
2. Lê Quan Tuấn Anh, Nguyễn Hoàng Bắc: Các Dạng động mạch túi mật khảo sát qua cắt túi mật nội soiHội nghị phẫu thuật nội soi và nôi soi toàn quốc (2006);63-64.
3. Nguyễn Ngọc Bích và CS: Những nhận xét về phẫu thuật cắt túi mật nội soi tại BV Bạch mai.Hội nghị phẫu thuật nội soi và nôi soi toàn quốc (2006); 53-54.
4. Nguyễn Văn Hải (2018):Viêm túi mật cấp.Câp cứu ngoiaj tiêu hóa.NXB Thanh niên:91-101
5. Từ Đức Hiền và CS: Phẫu thuật nội soi cắt túi mật trên bệnh nhân có đường mổ cũ.Hội nghị phẫu thuật nội soi và nôi soi toàn quốc (2006);34-35
6.. Thái Nguyên Hưng, Hà Văn Quyết, Nguyễn Văn Huy (2009): Những thay đổi giải phẫu đường mật trong gan ứng dụng trong nội soi đường mật. Y học thực hành 7,tr93-94.
7. Thái Nguyên Hưng: Nghiên cứu ứng dụng nội soi đường mật bằng ống soi mềm kết hợp với tán sỏi điện thủy lực trong mổ mở để chẩn đoán và điều trị sỏi đường mật. Luận văn tiến sỹ Y học. (2009)
8. Đào Tuấn, Phan Ngọc Chúc: Kết quả cắt túi mật nội soi tại BV Saint Paul Hà nội.Hội nghị phẫu thuật nội soi và nôi soi toàn quốc (2006);67-68.
9. Nguyễn Tuấn,Phan Thanh Nguyên: Kết quả cắt túi mật nội soi trong viêm túi mật cấp do sỏi.Hội nghị phẫu thuật nội soi và nôi soi toàn quốc (2006);54-55.
10. Bray Madoue Kaimba, Youssouf Mahamat et Seid Dounia Akouya: Cholecystectomy pour cholecystite aigue lithiasique: à propos de 22 cas à l'hopital de la renaissance de NDjamena.The Pan African Medical Journal 2015;21:311.