MỘT SỐ KẾT QUẢ SỚM TẠO HÌNH KHUYẾT HỔNG XƯƠNG HÀM TRÊN BẰNG NẸP TITAN, VẠT XƯƠNG BẢ, VẬT LIỆU Y SINH PEEK (POLYETHER ETHER KETONE) TRONG PHẪU THUẬT U CÓ CẮT XƯƠNG HÀM TRÊN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Tìm hiểu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và đánh giá kết quả phẫu thuật sớm tạo hình khuyết hổng xương hàm trên bằng lưới titan, vạt xương bả, vật liệu y sinh PEEK (Polyether Ether Ketone) trong phẫu thuật u có cắt đoạn xương hàm trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, mô tả cắt ngang. Thực hiện ở 29 bệnh nhân (BN) tại khoa ngoại Tai Mũi Họng Bệnh Viện K, trong thời gian từ tháng 11 năm 2020 đến tháng 11 năm 2022. Ghi nhận các thông tin về tuổi và giới của BN cùng những đặc điểm về khối u: vị trí,kích thước, giai đoạn lâm sàng, cách thức phẫu thuật.Phân typ mô bệnh học (MBH), độ mô học, giai đoạn TNM theo Uỷ ban liên hợp của Hoa Kỳ về ung thư, phiên bản thứ 9, năm 2021. Đánh giá tình trạng sống của vạt sau phẫu thuật, tình trạng vết mổ và khớp cắn. Kết quả và kết luận: Khuyết hổng XHT hay gặp ở người tuổi trung bình: 53 ± 0,13 tuổi; Tỷ lệ Nam/Nữ= 1,23, gặp ở những người có thói quen uống rượu (72,4%), hút thuốc lá (51,7%). Vị trí của khuyết XHT hay gặp: vùng III (48,7%), vùng II (20,7%), khuyết XHT và sàn ổ mắt (17,2%), khuyết XHT và gò má cung tiếp (10,4%). Về mô bệnh học chủ yếu gặp SCC 51,8%, sarcom 24,1%. Phương pháp tạo hình chủ yếu là: vạt trục mạch, vạt xương bả chiếm tỉ lệ cao nhất (51,7%); Lưới titan (44,8 %); Implant PEEK (3,5%).Theo dõi kết quả sớm khi ra viện vạt tạo hình vạt sống hoàn toàn (93,3%), vạt bị hoại tử < 1/3 (0%), vạt hoại tử hoàn toàn (6,7%).Về tình trạng vết mổ khô, liền tốt (89,7%), phải chăm sóc do rò nước bọt(10,3%).Tỷ lệ khớp cắn đúng khi ra viện (82,8%), khớp cắn sai lệch ít (17,2%).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Khuyết xương hàm trên, tạo hình khuyết xương hàm trên
Tài liệu tham khảo
2. Mara C Modest 1, Eric J Moore 1, Kathryn M Van Abel 1, et al. Scapular flap for maxillectomy defect reconstruction and preliminary results using three-dimensional modeling PMID: 27730644. DOI: 10.1002/lary.26351
3. Fu K. Liu Y. Gao N. et al. Recontruction of maxillary and Orbital Floor Defect With Free Flap and Whole Individualized Titanium Mesh Assisted by Computer Techniques J Oral Maxillofac Surg. 2017;75 (1791.e1-1791.e9)
4. Brown JS, Rogers SN, McNally DN, Boyle M. A modified classification for the maxillectomy defects. Head Neck 2000; 22:17-26.
5. Cordeiro PG, Santamaria E. A classification system and algorithm for reconstruction of maxillectomy and midfacial defects. Plastic Reconstr Surg 2000; 105:2331-2346, discussion: 2347-8.
6. Okay DJ, Genden E, Buchbinder D, Urken M. Prosthetic Guidelines for surgical reconstruction of the maxilla: a classification system of defects. J Prosthet Dent 2001; 86:352-63.
7. Bidra AS, Jacob RF, Taylor TD. Classification of maxillectomy defects: a systemic review and criteria necessary for a universal description. J Prosthet Dent 2012; 107:261-70.
8. Alwadeai MS, Al-Aroomy LA, et al. Aesthetic reconstruction of onco-surgical maxillary defects using free scapular flap with and without CAD/CAM customized osteotomy guide. Surg. 2022 Oct 19;22(1):362. doi: 10.1186/s12893-022-01811-9