NGHIÊN CỨU TÌNH TRẠNG MÒN RĂNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN RĂNG HÀM MẶT, TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Lê Nguyên Lâm 1,, Nguyễn Thanh Thủy1
1 Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu tình trạng mòn răng và tìm hiểu về một số yếu tố liên quan đến mòn răng trên sinh viên Răng Hàm Mặt trong độ tuổi từ 18 đến 25. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp cắt ngang mô tả. Mức độ mòn răng được một người đánh giá trực tiếp trên lâm sàng theo Chỉ số mòn răng Tooth Wear Index (TWI) của Smith và Knight (1984), các yếu tố khớp cắn do hai điều tra viên khác đánh giá. Kết quả: Tỷ lệ mòn răng trong nghiên cứu: 98,1%.Tỷ lệ răng bị mòn cổ là 68,6%, mòn mặt nhai/cạnh cắn là 98,1%, mòn mặt ngoài là 23,3%, mòn mặt trong là  32,9%. Mức độ mòn răng trung bình là 0,29 ± 0,09. Tuổi, trụt nướu và độ nhô múi cao là các yếu tố có mối liên quan đối với tổn thương mòn vùng cổ răng. Nghiến răng, cắn sâu, độ nhô múi thấp và trung bình có mối liên quan mòn mặt nhai. Cắn hở là yếu tố bảo vệ, làm chậm tiến trình mòn cạnh cắn. Yếu tố tuổi tăng có ý nghĩa với tăng mức độ mòn ở mặt ngoài. Kết luận: Các yếu tố liên quan đến mòn răng theo tỉ lệ thuận như tuổi, trụt nướu, tình trạng khớp cắn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Thị Thùy Trang, Nguyễn Thị Kim Anh (2015), ‘‘Ăn mòn răng và một số yếu tố liên quan”, Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 19(2), tr 164.
2. Aaron G. M. (2004), "The prevalence of noncarious cervical lesion in morden and ancient American Skull, lack if evidence for an occlusal etiology", J Oral Rehabil, 35(10), pp. 1007-1012.
3. Aw T. C., Lepe X., Johnson G. H., Mancl L. (2002), "Characteristics of noncarious cervical lesions: a clinical investigation", J Am Dent Assoc, 133(6), pp. 725-733.
4. Borcic J., Anic I., Urek M. M., Ferreri S. (2004), "The prevalence of non-carious cervical lesions in permanent dentition", J Oral Rehabil, 31(2), pp. 117-23.
5. Chuajedong P., Kedjarune-Leggat U., Kertpon V., Chongsuvivatwong V., Benjakul P. (2002), "Associated factors of tooth wear in southern Thailand", J Oral Rehabil, 29(10), pp. 997-1002.
6. Daniela N, Ribeiro T , Renske Z Ts , Paulo V Ss , Marco S C , Marco M M G, Dagmar E S (2020), “Prevalence of noncarious cervical lesions among adults: A systematic review”, J Dent, pp. 95:103285.
7. Pegoraro L. F., Scolaro J. M., Conti P. C., Telles D., Pegoraro T. A. (2005), "Noncarious cervical lesions in adults: prevalence and occlusal aspects", J Am Dent Assoc, 136(12), pp. 1694-1700.
8. Teixeira DNR, Zeola LF, Machado AC, Gomes RR, Souza PG, Mendes DC, Soares PV (2018), “Relationship between noncarious cervial lesions, cervical dentin hypersensitivity, gingival recession, and associated risk factors: a cross-sectional study”, J Dent, 76, pp. 93–97.