MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM Ở BỆNH NHÂN VIÊM BỜ MI ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG OCUSOFT TẠI BỆNH VIỆN MẮT NGHỆ AN

Trần Tất Thắng1,, Nguyễn Thùy Dung 2
1 Bệnh viện Mắt Nghệ An
2 Bệnh viện mắt Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định một số đặc điểm ở bệnh nhân viêm bờ mi do Demodex được điều trị bằng Ocusoft. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả, tiến cứu trên 102 mắt của bệnh nhân xét nghiệm tìm thấy 1 Demodex trên nang lông mi được điều trị bằng Ocusoft tại Bệnh viện Mắt Nghệ An từ tháng 7 năm 2021 đến tháng 7 năm 2022. Kết quả: Bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đến từ nông thôn (chiếm 64,7%), nhiều hơn bệnh nhân từ thành phố (35,3%%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Chỉ có 9 bệnh nhân từng ghi nhận đã điều trị viêm bờ mi (17,6%). Triệu chứng cơ năng thường gặp nhất trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu là ngứa mi mắt (100%), cộm mi mắt (98%), cảm giác khô mắt (96,1%). Các nguyên nhân thường gặp thứ 2 là các nhóm triệu chứng chảy nước mắt và cảm giác sưng mi mắt (lần lượt 66,7% và 54,9%). Các triệu chứng ít gặp hơn là cảm giác bỏng rát mi mắt và cảm giác dính mi mắt (37,3% và 33,3%). Triệu chứng thực thể thường gặp nhất trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu là cương tụ mạch máu bờ mi và vảy gầu hình trụ chân hàng lông mi (98%). Trong nhóm bệnh nhân, chủ yếu có tình trạng thiểu năng nước mắt với test Schimer I <10mm chiếm 56,9%. Số bệnh nhân có kết quả test BUT <10 giây là khô mắt chiếm tỉ lệ chủ yếu (84,3%). Mức độ tổn thương bề mặt nhãn cầu độ 2 chiếm tỉ lệ cao nhất (47,1%), sau đó tới độ 1 và độ 3 (lần lượt là 21,5% và 19,6. Điểm OSDI cao nhất là 36, thấp nhất là 8. Đa số trong nhóm nghiên cứu có thị lực trong nhóm ≥5/10 và từ 2/10-5/10, số lượng Demodex trung bình là 8,02±2,43 con/vi trường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Thygeson P. (1946). Etiology and treatment of blepharitis; a study in military personnel. Arch Ophthal, 36(4), 445-477.
2. Lemp M.A., Nichols K.K. (2009). Blepharitis in the United States 2009: a survey-based perspective on prevalence and treatment. Ocul Surf, 7(2 Suppl), S1–S14.
3. Holzchuh F.G., Hida R.Y., Moscovici B.K., et al. (2011). Clinical treatment of ocular Demodex folliculorum by systemic ivermectin. Am J Ophthalmol, 151(6), 1030-1034.e1.
4. Salem D.A.-B., El-Shazly A., Nabih N., et al. (2013). Evaluation of the efficacy of oral ivermectin in comparison with ivermectin-metronidazole combined therapy in the treatment of ocular and skin lesions of Demodex folliculorum. Int J Infect Dis, 17(5), e343-347.
5. Bron A.J., Benjamin L., Snibson G.R. (1991). Meibomian gland disease. Classification and grading of lid changes. Eye (Lond), 5 ( Pt 4), 395–411.
6. Liang L., Liu Y., Ding X., et al. (2018). Significant correlation between meibomian gland dysfunction and keratitis in young patients with Demodex brevis infestation. Br J Ophthalmol, 102(8), 1098–1102.
7. Craig J.P., Nelson J.D., Azar D.T., et al. (2017). TFOS DEWS II Report Executive Summary. Ocul Surf, 15(4), 802–812.
8. McCulley J.P., Sciallis G.F. (1977). Meibomian keratoconjunctivitis. Am J Ophthalmol, 84(6), 788–793.
9. English F.P. (1970). The role of the acarid Demodex folliculorum in ophthalmology. Trans Aust Coll Ophthalmol, 2, 89–92.