KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ÁP DỤNG ĐA MÔ THỨC TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG Ở NHỮNG BỆNH NHÂN CÓ PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT TRỰC TRÀNG BẢO TỒN CƠ THẮT TẠI BỆNH VIỆN E
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả áp dụng đa mô thức trong điều trị ung thư trực tràng ở nhóm bệnh nhân có phẫu thuật nội soi cắt trực tràng bảo tồn cơ thắt tại bệnh viện E. Đối tượng và phương pháp: Đây là một nghiên cứu mô tả hồi cứu trên nhóm bệnh nhân được chẩn đoán ung thư trực tràng và được điều trị bằng phẫu thuật nội soi cắt đoạn đại trực tràng vét hạch tại khoa Ngoại Tổng Hợp - Bệnh viện E trong khoảng thời gian từ tháng 5 năm 2021 đến tháng 11 năm 2022. Kết quả: Tổng số bệnh nhân trong nghiên cứu là 42 bệnh nhân bao gồm 69% nam giới và 31% nữ giới, với độ tuổi trung bình là 66,3 ±11,4 tuổi. Thời gian mổ trung bình là 247,7 ± 46,5 (140 – 320) phút. Lượng máu mất trong mổ trung bình là 27,3 ± 8,4 ml. Thời gian cho ăn lại sau mổ 5,3 ±1,4 ngày. Thời gian đại tiện sau mổ 5,9 ± 1,3 ngày. Không có tai biến trong mổ, biến chứng rò miệng nối gặp ở 3 trường hợp (7,1%), chảy máu ổ bụng 1 trường hợp (2,4%), viêm phổi 4 trường hợp (9,5%), nhiễm trùng vết mổ 6 trường hợp (14,3%), tắc ruột 2 trường hợp (4,8%), bí đái sau mổ 1 trường hợp (2,4%). Thời gian hậu phẫu trung bình 12,7 ± 3,8 ngày. Kết luận: Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng tại Bệnh viện E là phương pháp an toàn, ít tai biến và biến chứng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng, ung thư trực tràng
Tài liệu tham khảo
2. Zhang Q, Liang J, Chen J, Mei S, Wang Z. Outcomes of Laparoscopic Versus Open Surgery in Elderly Patients with Rectal Cancer. Asian Pacific journal of cancer prevention: APJCP. Apr 1 2021;22(4):1325-1329. doi:10.31557/APJCP.2021.22.4.1325
3. Li Z, Xiong H, Qiao T, et al. Long-term oncologic outcomes of natural orifice specimen extraction surgery versus conventional laparoscopic-assisted resection in the treatment of rectal cancer: a propensity-score matching study. BMC surgery. Jul 25 2022;22(1):286. doi:10.1186/s12893-022-01737-2
4. Seishima R, Miyata H, Okabayashi K, et al. Safety and feasibility of laparoscopic surgery for elderly rectal cancer patients in Japan: a nationwide study. BJS open. Mar 5 2021;5(2)doi:10.1093/bjsopen/zrab007
5. Zhu Y, Xiong H, Chen Y, et al. Comparison of natural orifice specimen extraction surgery and conventional laparoscopic-assisted resection in the treatment effects of low rectal cancer. Scientific reports. Apr 29 2021;11(1):9338. doi:10.1038/s41598-021-88790-8
6. Teurneau-Hermansson K, Svensson Neufert R, Buchwald P, Jorgren F. Rectal washout does not increase the complication risk after anterior resection for rectal cancer. World journal of surgical oncology. Mar 19 2021;19(1):82. doi:10.1186/s12957-021-02193-7
7. Liu C, Li X, Wang Q. Postoperative complications observed with robotic versus laparoscopic surgery for the treatment of rectal cancer: An updated meta-analysis of recently published studies. Medicine. Sep 10 2021;100(36):e27158. doi:10.1097/MD.0000000000027158
8. Lohsiriwat V, Jitmungngan R. Rectovaginal fistula after low anterior resection: Prevention and management. World journal of gastrointestinal surgery. Aug 27 2021;13(8):764-771. doi:10.4240/wjgs.v13.i8.764