HÌNH THÁI KHỚP THÁI DƯƠNG HÀM CỦA NGƯỜI HÀ NỘI TRÊN PHIM CONE BEAM - CT

Đinh Diệu Hồng 1,, Đỗ Thị Thu Hương1
1 Đại học Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Chụp cắt lớp vi tính chùm tia hình nón (CBCT) là phương pháp hỗ trợ đắc lực trong chẩn đoán và điều trị các bệnh răng hàm mặt, đặc biệt phim giúp quan sát rõ các cấu trúc giải phẫu phức tạp của khớp thái dương hàm. Mục đích của nghiên cứu này là mô tả được các đặc điểm của khớp thái dương hàm hai bên và xem xét mối tương quan của đặc điểm khớp thái dương hàm với tình trạng khớp cắn. CBCT của 59 người Hà Nội đã được sử dụng. Kết quả như sau: Chiều dài LC phải là 18,46 ±2,80 mm, chiều rộng LC phải là 8,51 ± 1,22 mm, chiều cao lồi cầu phải là 21,22± 3,13 mm, chiều dày trần hõm khớp phải là 1,62±1,04 mm, độ rộng hõm khớp phải là 17,92 ± 3,71mm, chiều sâu hõm khớp phải là 8,76 ± 1,76 mm, số lượng hốc khí trong lồi khớp phải là 1,42 ± 0,83 hốc khí, độ nghiêng lồi khớp phải là 39,45 ± 8,72º, chiều cao lồi khớp phải là 7,21 ± 1,64 mm. Chiều dài LC trái là 17,91±3,54 mm, chiều rộng LC trái là 8,17 ± 1,64 mm, chiều cao lồi cầu trái là 21,98±3,26mm, chiều dày trần hõm khớp trái là 1,66 ± 1,04mm, độ rộng hõm khớp trái là 18,55 ± 3,12mm, chiều sâu hõm khớp trái là 8,68 ± 1,26 mm, số lượng hốc khí trong lồi khớp trái là 1,34 ± 0,74 hốc khí, độ nghiêng lồi khớp trái là 38,85 ± 8,46 º, chiều cao lồi khớp trái là 7,38 ± 2,22 mm. Chiều dài LC hai bên, Chiều rộng LC hai bên, Chiều cao LC hai bên, Chiều dày trần hõm khớp hai bên, số lượng hốc khí trong lồi khớp hai bên có tương quan tuyến tính thuận khá mạnh. Trong khi đó, độ rộng hõm khớp hai bên, độ nghiêng lồi khớp hai bên có tương quan tuyến tính thuận mức độ trung bình. Các đặc điểm của khớp thái dương hàm bên phải ở nam thường cao hơn có ý nghĩa thống kê so với ở nữ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Ngọc Thành, Nha khoa cơ sở: Tập 2 — Nha khoa hình thái và chức năng. NXB Giáo dục Việt Nam, 2020. 2(14): tr 204 - 235.
2. Burke G., Major P., Glover K., Prasad N., “Correlations between condylar characteristics and facial morphology in Class II preadolescent patients”, American Journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics, vol 114 (3), tr 328–36, 1998.
3. Paknahad M., Shahidi S., “Association between mandibular condylar position and clinical dysfunction index”, The Journal of Cranio-Maxillofacial Surgery, vol 43 (4), tr 432–6, 2015.
4. Lê Văn Sơn., Bệnh lý và phẫu thuật hàm mặt: Tập 2. NXB Giáo dục Việt Nam, 2020. 4 (12): tr 151 - 161.
5. Jihad M Jomhawi, Abdulsalam M Elsamameh, Ahmad M Hassan, “Prevalence of Temporomandibular Disorder among Schoolchildren in Jordan”, Int J Clin Pediatric Dent, 2021, 14(2): 304-310.
6. Tecco S., Saccucci M., Nucera R., Polimeni A., Pagnoni M., et al., “Condylar volume and surface in Caucasian young adult subjects”, BMC Medical Imaging, vol 10, tr 28, 2010.
7. Katsavrias EG, “Changes in articular eminence inclination during the craniofacial growth period”, Angle Orthod, vol 72, tr 258–264, 2002.