KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ LONG XUYÊN NĂM 2019
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Bệnh đái tháo đường gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý tim mạch, mù lòa, suy thận và cắt cụt chi. Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có loại thuốc nào điều trị khỏi hẳn bệnh mà chỉ làm giảm các triệu chứng, biến chứng do tăng glucose máu. Vì vậy bệnh nhân ĐTĐ phải điều trị bằng thuốc suốt đời. Để tìm hiểu về công tác điều trị cũng như đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ típ 2 trên bệnh nhân điều trị ngoại trú tại TTYT thành phố Long Xuyên, nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 trên bệnh nhânđiều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Long Xuyên năm 2019”. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả theo dõi dọc theo thời gian trên 146 đơn thuốc/hồ sơ bệnh án của bệnh nhân ĐTĐ. Bệnh nhânđược đánh giá lúc bắt đầu nghiên cứu và đánh giá lại sau 3 tháng, 6 tháng. Kết quả: Trong số 146 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, có 53,52% là nữ, 46,58% là nam, các bệnh lý kèm theo của bệnh nhân chiếm tỷ lệ cao nhất là THA (57,53%) kế đến là RLLPM (53,42%). bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu có trường hợp mắc bệnh ĐTĐ < 40 tuổi. Về thực trạng sử dụng thuốc điều trị ĐTĐ típ 2: Đơn thuốc chủ yếu có 03 nhóm thuốc là biguanid, sulfonylure và insulin; Phác đồ 2 thuốc được sử dụng nhiều nhất (52,05%) , trong đó đa số là metformin + sulfonylure (45,20% - 50,68%); Các phác đồ được thay đổi nhiều trong thời gian điều trị. Tỷ lệ bệnh nhân thêm thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (26,03%); có 05 trường hợp bệnh nhân GFR < 30 ml/ph/1,73 m2 chống chỉ định với metformin nhưng vẫn có chỉ định sử dụng metformin. Về hiệu quả điều trị sau 6 tháng: Bệnh nhân kiểm soát đường máu ở mức kém vẫn ở mức cao (66,44%). Mức độ kiểm soát HbA1c tốt tăng từ 32,88% lên 73,29%; bệnh nhân kiểm soát HA ở mức tốt và chấp nhận được là đa số (79,45%); kiểm soát chỉ số lipid máu chiếm tỷ lệ nhỏ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đái tháo đường, Đái tháo đường típ 2, TTYT thành phố Long Xuyên
Tài liệu tham khảo
2. International Diabetes Federation, WDD (2017). Resource: https://idf.org/our-activities/ world-diabetes-day/resources/122-wdd17-infographic-3-omen-and-girls-are-key-agents-in-the-adoption-of-healthy-lifestyles.html.
3. Phạm Hữu Tiến và cộng sự (2021). Nghiên cứu tình hình tiền đái tháo đường trên bệnh nhân tăng huyết áp và các yếu tố liên quan. Bình viện quận Bình Thạnh, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh.
4. Hà Thanh Liêm (2013). Khảo sát sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại phòng khám bệnh viện đa khoa khu vực Tháp Mười. Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội.
5. Tôn Thất Thạnh và cộng sự (2019). Thực trạng đái tháo đường týp 2 ở người trưởng thành 30 - 69 tuổi và một số yếu tố nguy cơ liên quan tại thành phố Đà Nẵng năm 2018.
6. Lê Thị Thúy Quỳnh (2022). Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 tại khoa khám bệnh – trung tâm y tế huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Dược Hà Nội.
7. Tạ Lan Anh (2022). Phân tích tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 tại Khoa khám bệnh trung tâm y tế huyện Phù Ninh. Luận văn Dược sĩ chuyên khoa cấp 1, Trường Đại học Dược Hà Nội.
8. Vũ Văn Linh (2015). "Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường típ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nam". Luận văn thạc sĩ dược học, Trường đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.