TỶ LỆ NHIỄM VI RÚT VIÊM GAN C VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRƯỞNG THÀNH TẠI TỈNH TRÀ VINH

Huỳnh Thị Hồng Nhung1, Nguyễn Văn Trung 1, Tào Gia Phú 1, Nguyễn Thị Mộng Trinh1, Nguyễn Thị Kim Tuyến 1, Huỳnh Thị Xuân Linh 1, Huỳnh Thị Hồng Ngọc 1,, Nguyễn Huyền Thoại 1, Nguyễn Thị Kim Vân 1, Lê Minh Hữu 2, Nguyễn Thanh Bình 1
1 Đại học Trà Vinh
2 Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Lây nhiễm vi rút viêm gan C là vấn đề sức khỏe cộng đồng của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Nghiên cứu được tiến hành nhằm cung cấp bằng chứng dịch tễ cho các hoạt động dự phòng cụ thể và hoạch định chính sách y tế địa phương. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan C và một số yếu tố liên quan ở người dân từ 15 đến 65 tuổi trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang với phương pháp chọn mẫu đại diện và kỹ thuật xét nghiệm kháng thể HCV ở đối tượng từ 15 đến 65 tuổi sinh sống tại tỉnh Trà Vinh. Kết quả nghiên cứu: Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan C ở đối tượng nghiên cứu là 1,01%; các yếu tố liên quan bao gồm tiền sử thủ thuật áp xe/khâu da và thói quen sử dụng chung đồ dùng cá nhân. Kết luận:Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm gan C trong nghiên cứu này thấp hơn các tỉnh lân cận và tương đồng với báo cáo chung của quốc gia ở mức 1,0%. Yếu tố liên quan thuộc nhóm hành vi phơi nhiễm có thể dự phòng bằng truyền thông sức khỏe và tránh khả năng lây nhiễm vi rút tại cơ sở y tế.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Đức Cường, Đỗ Quốc Tiệp (2017), "Thực trạng nhiễm vi rút viêm gan B trong cộng đồng dân cư tỉnh Quảng Bình năm 2017", Tạp chí Thông tin khoa học và công nghệ Quảng Bình, 4, tr. 76-82.
2. Bennett H, Waser N, Johnston K, and et al. (2015), "A review of the burden of hepatitis C vi rút infection in China, Japan, South Korea and Taiwan", Hepatol Int, 9 (3), pp. 378-390.
3. Do SH, Yamada H, Fujimoto M, and et al. (2015), "High prevalences of hepatitis B and C vi rút infections among adults living in Binh Thuan province, Vietnam", Hepatol Res, 45 (3), pp. 259-268.
4. Hagan LM, Kasradze Ana, Salyer Stephanie J, and et al. (2019), "Hepatitis C prevalence and risk factors in Georgia, 2015: setting a baseline for elimination", BMC Public Health, 19 (3), pp. 480.
5. Huiban L, Stanciu C, Muzica CM, and et al. (2021), "Hepatitis C Vi rút Prevalence and Risk Factors in a Village in Northeastern Romania-A Population-Based Screening-The First Step to Viral Micro-Elimination", Healthcare (Basel), 9 (6), pp. 651.
6. Kim TV, Le DH, Dao Diem VB, and et al. (2022), "Demonstration of a population-based HCV serosurvey in Ho Chi Minh City, Viet Nam: Establishing baseline prevalence of and continuum of care for HCV micro-elimination by 2030", The Lancet Regional Health – Western Pacific, 27, e100524.
7. Mooren Kevin J, Gauri Aliyah, Koru-Sengul Tulay (2019), "Prevalence and sociodemographic disparities of Hepatitis C in Baby Boomers and the US adult population", Journal of Infection and Public Health, 12 (1), pp. 32-36.
8. Nguyen VT, McLaws ML, Dore GJ (2007), "Prevalence and risk factors for hepatitis C infection in rural north Vietnam", Hepatol Int, 1 (3), pp. 387-393.
9. World Health Organization, Hepatitis C, Available at: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/hepatitis-c, 30 November.