SỰ THAY ĐỔI THỂ TÍCH VÀ CHỨC NĂNG NHĨ TRÁI TRÊN SIÊU ÂM TIM 2D/3D TRƯỚC VÀ SAU TRIỆT ĐỐT RUNG NHĨ BẰNG NĂNG LƯỢNG SÓNG CÓ TẦN SỐ RADIO

Đỗ Doãn Bách1, Nguyễn Thị Thu Hoài 1,
1 Viện Tim Mạch, Bệnh Viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thể tích và chức năng nhĩ trái sẽ có những thay đổi sau điều trị triệt đốt rung nhĩ qua đường ống thông theo thời gian. Mục tiêu: Tìm hiểu sự thay đổi kích thước và chức năng nhĩ trái sau điều trị triệt đốt rung nhĩ theo thời gian. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên các bệnh nhân rung nhĩ có chỉ định triệt đốt rung nhĩ qua đường ống thông. Tất cả các bệnh nhân được hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng kỹ lưỡng và làm bệnh án theo mẫu, làm một số thăm dò và xét nghiệm sinh hoá, làm ĐTĐ 12 chuyển đạo, làm siêu âm tim 2D và 3D theo khuyến cáo của Hội Siêu âm Tim Hoa Kỳ trước thủ thuật triệt đốt rung nhĩ qua đường ống thông và 24 giờ sau thủ thuật, sau 1 tháng và sau 3 tháng. Thể tích nhĩ trái được đánh giá trên siêu âm tim 3D bằng phần mềm Heart Model. Kết quả: Từ 06/2020 đến 06/2021 có 65 bệnh nhân rung nhĩ được điều trị triệt đốt được đưa vào nghiên cứu, tuổi trung bình 49,3 ± 19,9, nam 28 (43,1%) và nữ 37 (56,9%). Thể tích nhĩ trái tối thiểu (LAVImin) tăngnhẹ sau triệt đốt (từ 17,4 lên 18,7ml/m2 và sau đó giảm dần ở tháng thứ 1, thứ 3 lần lượt là 16,2 và 15,4 (p<0,05). Chức năng nhĩ trái (LAEF) giảm ngay sau triệt đốt 24 giờ (37,8% xuống 34,4%) sau đó tăng dần lên ở tháng thứ 1 và thứ 3 lần lượt là 39,5% và 41,4%. Sư thay đổi thấy rõ ở nhóm rung nhĩ dai dẳng trong khi không thấy rõ ở nhóm rung nhĩ cơn. Kết luận: Thể tích và chức năng nhĩ trái ở bệnh nhân rung nhĩ, đặc biệt ở nhóm rung nhĩ dai dẳng, có những sự thay đổi cải thiện sau 3 tháng điều trị triệt đốt rung nhĩ qua đường ống thông.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Rottner L, Bellmann B, Lin T, et al. Catheter Ablation of Atrial Fibrillation: State of the Art and Future Perspectives. Cardiol Ther. 2020;9(1):45-58. doi:10.1007/s40119-019-00158-2
2. Antolini M, Brustio A, Morello M, et al. Left Atrial Function After Radiofrequency Catheter Ablation of Atrial Fibrillation--Can Pre-Ablation Function Predict Contractile Improvement During Follow-up? Circ J Off J Jpn Circ Soc. 2015;79(12):2576-2583. doi:10.1253/circj.CJ-15-0184
3. Hindricks G, Potpara T, Dagres N, et al. 2020 ESC Guidelines for the diagnosis and management of atrial fibrillation developed in collaboration with the European Association for Cardio-Thoracic Surgery (EACTS). Eur Heart J. 2021;42(5):373-498. doi:10.1093/eurheartj/ehaa612
4. Đỗ Ngọc Bích, Nguyễn Thị Thu Hoài. Khảo sát kích thước và chức năng nhĩ trái ở bệnh nhân rung nhĩ cơn trên siêu âm tim 2D và 3D. Published online 2020.
5. Hwang J, Park HS, Han S, et al. The impact of catheter ablation of atrial fibrillation on the left atrial volume and function: study using three-dimensional echocardiography. J Interv Card Electrophysiol. 2020;57(1):87-95. doi:10.1007/s10840-019-00696-8
6. Machino-Ohtsuka T, Seo Y, Ishizu T, et al. Significant improvement of left atrial and left atrial appendage function after catheter ablation for persistent atrial fibrillation. Circ J Off J Jpn Circ Soc. 2013;77(7):1695-1704. doi:10.1253/circj.cj-12-1518
7. Rodrigues ACT, Scannavacca MI, Caldas MA, et al. Left atrial function after ablation for paroxysmal atrial fibrillation. Am J Cardiol. 2009;103(3):395-398. doi:10.1016/j.amjcard.2008.09.094