THỰC TRẠNG TRẦM CẢM CỦA NGƯỜI BỆNH SAU ĐIỀU TRỊ COVID-19 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NÔNG NGHIỆP NĂM 2022 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Trầm cảm là một trong những chấn thương tâm lý của đại dịch COVID-19 gây ra đối với người bệnh mắc Covid-19, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Mục tiêu: Xác định thực trạng trầm cảm của người bệnh sau điều trị Covid-19 tại Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp năm 2022 và một số yếu tố liên quan. Phương pháp: Điều tra cắt ngang, nghiên cứu định lượng. Kết quả: Nghiên cứu thu thập thông tin từ 400 người bệnh sau điều trị Covid-19 tại bệnh viện đa khoa Nông nghiệp thông qua phỏng vấn bằng phiếu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ NB cảm thấy trầm cảm là 58,5%, trong đó 9,8% NB trầm cảm mức độ nhẹ và 31% NB trầm cảm mức độ nặng. Có mối liên quan giữa trình độ học vấn, việc làm, mức thu nhập, sự thay đổi tài chính, tình trạng sống, sống cùng trẻ em dưới 18 tuổi, mắc hậu covid-19, nguồn lây nhiễm Covid-19, tầng điều trị, bệnh đồng mắc và cảnh quan, điều kiện KCB với tình trạng trầm cảm của NB (p<0,05).
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Trầm cảm, người bệnh Covid-19, các yếu tố liên quan
Tài liệu tham khảo
2. World Health Organization (2022), “Newsrom”, Coronavirus disease (COVID-19): Post COVID-19 condition.
3. World Health Organization (2022), “Coronavirus disease (COVID-19) Situation Report”, Emergency Situational Updates – 20 April 2022.
4. Rass V, Ronny B, Schiefecker, et al. (2022), “Neurological outcomes 1 year after COVID-19 diagnosis: A prospective longitudinal cohort study. European journal of neurology” pp:1-12.
5. Hoàng Minh Nam, Hòa Thị Hồng Hạnh, Trần Thị Hồng Vân, Nguyễn Thị Quyên, Nguyễn Thị Phương Lan, Hạc Văn Vinh, Trình Quỳnh Giang (2021), “Ảnh hưởng của đại dịch COVID – 19 đến công việc, cuộc sống và sức khỏe tâm thần của người dân tỉnh Thái Nguyên năm 2020”, Tạp Chí Y học Dự phòng, Số 31, Tập 2, tr.49–55.