NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU ẢNH HƯỞNG TỚI CHỨC NĂNG HÔ HẤP Ở BỆNH NHÂN SAU NHIỄM COVID-19 ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chức năng hô hấp ở sau nhiễm Covid-19 đi khám tại Bệnh viện Quân y 103. Đối tượng và phương pháp: tổng số 110 bệnh nhân độ tuổi từ 20 tới 48, tiền sử được chẩn đoán dương tính với Covid-19 bằng test realtime RT-PCR hoặc test nhanh kháng nguyên, đi kiểm tra chức năng hô hấp tại Bệnh viện Quân y 103 được thu thập từ tháng 2/2022 tới tháng 5/2022. Tương quan hạng pearson hoặc kiểm định Independent Samples T-Test được sử dụng để đánh giá mối liên quan giữa chỉ số đánh giá chức năng hô hấp với tuổi, chiều cao, cân nặng, BMI, thời gian sau nhiễm Covid-19, nồng độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi khi bị nhiễm Covid-19. Kết quả:Tuổi tương quan nghịch và có ý nghĩa thống kê với chỉ số FVC (lít), FEV1 (lít), FEV3 (lít), FEV6 (lít). Ngược lại, cân nặng tương quan thuận và có ý nghĩa thống kê với FVC (lít), FEV1(lít), FEF 25-75% (lít/giây), FEV3(lít), FEV6(lít). Tương tự, chiều cao tương quan thuận và có ý nghĩa thống kê với FVC (lít), FEV1(lít), FEF 25-75% (lít), FEV3(lít), FEV6 (lít), FEF 200-1200(%). Chỉ số BMI tương quan thuận và có ý nghĩa thống kê với FVC (lít), FEV1 (lít) và FEV6 (lít). Giảm có ý nghĩa thống kê về FVC(lít) được quan sát ở nhóm có nồng độ bão hòa oxy máu ngoại vi thấp nhất nhỏ hơn 94% so với nhóm có nồng độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi ≥ 94%. Kết luận: Tuổi, chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI, nồng độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi khi mắc Covid-19 có liên quan tới chức năng hô hấp của bệnh nhân sau nhiễm Covid-19.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chức năng hô hấp, yếu tố ảnh hưởng, sau nhiễm Covid-19
Tài liệu tham khảo
2. Torres-Castro R, Vasconcello-Castillo L, Alsina-Restoy X, Solis-Navarro L, Burgos F, Puppo H, Vilaró J. Respiratory function in patients post-infection by COVID-19: a systematic review and meta-analysis. Pulmonology. 2021. 27(4):328-337.
3. Knudson RJ, Lebowitz MD, Holberg CJ, Burrows B. Changes in the normal maximal expiratory flow-volume curve with growth and aging. Am Rev Respir Dis.1983. 127(6):725-34.
4. Vaz Fragoso CA, McAvay G, Van Ness PH, Metter EJ, Ferrucci L, Yaggi HK et al. Aging-Related Considerations When Evaluating the Forced Expiratory Volume in 1 Second (FEV1) Over Time. J Gerontol A Biol Sci Med Sci. 2016. 71(7):929-34.
5. Talaminos Barroso A, Márquez Martín E, Roa Romero LM, Ortega Ruiz F. Factors Affecting Lung Function: A Review of the Literature. Arch Bronconeumol (Engl Ed). 2018. 54(6):327-332.