THỰC TRẠNG PHỤC HÌNH CỦA NGƯỜI CAO TUỔI MẤT RĂNG Ở PHƯỜNG PHƯƠNG LIÊN, QUẬN ĐỐNG ĐA, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu “Thực trạng phục hình của người cao tuổi mất răng ở phường Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội” thực hiện từ tháng 03 /2022 đến 09/2022 trên 180 người cao tuổi đang sinh sống tại phường Phương Liên, Đống Đa, Hà Nội bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang với mục tiêu “Mô tả thực trạng phục hình răng của người cao tuổi ở phường Phương Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội năm 2022”. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Số răng mất trung bình của NCT nghiên cứu là 7±6 răng trong đó nhóm tuổi ≥80 là nhóm NCT có số lượng răng mất nhiều nhất với trung bình là 11±8 răng. Về PH tháo lắp: Phần lớn NCT làm phục hình tại phòng khám Nha khoa tư nhân với phương pháp phục hình cố định và chất liệu hàm nhựa thường được sử dụng nhiều nhất. Phần lớn tình trạng phục hình tháo lắp của NCT là không khít sát; chất lượng phát âm trước và sau khi đeo hàm tháo lắp của NCT chủ yếu là khá. 13,2% NCT phục hình gây đau; mức độ hài lòng về thẩm mỹ chỉ đạt 34%. Về PH cố đình: 1/3 PH có viêm viền lợi; phần lớn PH lung lay độ 1. PH tụt lợi nhiều nhất là 1mm; hầu hết mặt nhai đối của PH không mòn; chất liệu sứ 2 thành phần được sử dụng nhiều nhất. Có 2 trường hợp PH implant đều là dạng bắt vít.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Mất răng người cao tuổi, phục hình răng mất.
Tài liệu tham khảo
2. Trần Văn Trường và các cộng sự. (2002), "Điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc", Nxb Y học Hà Nội, tr. 12-18.
3. Nguyễn Thị Sen (2015), Thực trạng bệnh sâu răng, nhu cầu điều trị và ảnh hưởng của bệnh đến chất lượng cuộc sống ở người cao tuổi tỉnh Yên Bái năm 2015, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Phạm Văn Việt (2004), Nghiên cứu tình trạng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng và đánh giá kết quả hai năm thực hiện nội dung chăm sóc răng miệng ban đầu ở người cao tuổi tại Hà Nội, Đại học Y Hà Nội.
5. Trương Mạnh Dũng (2017), Nghiên cứu thực trạng bệnh răng miệng ở người cao tuổi Việt Nam, Báo cáo đề tài cấp bộ.
6. Đào Thị Dung và Trần Ngọc Sơn (2016), "Thực trạng mất răng và phục hình răng đã mất của người cao tuổi quận Cầu Giấy, Hà Nội", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược. 32(2), tr. 106-110.
7. Chu Đức Toàn (2012), Nghiên cứu thực trạng mất răng và nhu cầu điều trị của người cao tuổi tại quận Đống Đa - Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Montero J et al (2013), "Self-perceived changes in oral health-related quality of life after receiving different types of conventional prosthetic treatments: a cohort follow-up study", J Dent, 41(6), pp. 493-503.
9. Trần Thu Trang (2021), "Tác động của điều trị phục hình răng lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện răng hàm mặt thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Y học Việt Nam. N1.