MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG Ở BỆNH NHÂN SAU PHẪU THUẬT CẮT DẠ DÀY DO UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU NGHỆ AN NĂM 2022

Phan Thị Diệu Ngọc 1,, Nguyễn Thị Phương 2, Lê Thị Diệu Linh 1
1 Đại học Y Khoa Vinh
2 Đại học Y Dược Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt Vấn Đề: Ung thư dạ dày ( UTDD) là một trong những loại ung thư (UT) phổ biến nhất trên thế giới. Theo Globocan 2020 UTDD xếp thứ 5 về tỷ lệ mắc (5,6% với 1.089.103 triệu người). UT đường tiêu hoá đã được chứng minh có tỷ lệ SDD cao hơn so với các vị trí khác chiếm 20-85%, trong đó 19-94% bệnh nhân UTDD được chẩn đoán SDD. SDD trước và sau phẫu thuật có tác động đến quyết định phương pháp điều trị, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể gây tăng nguy cơ biến chứng sau mổ như nhiễm trùng vết mổ, giảm đáp ứng và tăng chi phí điều trị, kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ tử vong từ đó làm suy giảm chất lượng cuộc sống, đáp ứng điều trị và tiên lượng bệnh. Mục tiêu: Xác định tình trạng SDD và phân tích một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày do ung thư tại Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An năm 2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích được tiến hành trên 120 bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư dạ dày tại bệnh viện Ung Bướu Nghệ An từ 01/2022- 05/2022. Thông tin  thu thập bằng bộ câu hỏi soạn sẵn, qua phỏng vấn và khám trực tiếp và tra cứu hồ sơ bệnh án. Kết Quả: Tỷ lệ SDD sau phẫu thuật theo PG- SGA là 53,3% trong đó SDD nặng chiếm 21,6%, tỷ lệ SDD theo BMI và Albumin lần lượt là 52,2% và 38,3%. Có sự liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân sau phẫu thuật dạ dày với các yếu tố chỉ định mổ, sốt sau phẫu thuật, tình trạng sụt cân trong vòng 1 tháng và tình trạng mất lớp mỡ dưới da, teo cơ, phù (p <0,05). Kết Luận: Đánh giá dinh dưỡng toàn diện và các yếu tố liên quan cho bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư dạ dày nên được thực hiện để can thiệp dinh dưỡng kịp thời, thích hợp và tăng đáp ứng và hiệu quả điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. IARC (2020), "World cancer report: Cancer reseach for cancer prevetion. International Agency for Reseach on Cancer., Lyon, France.".
2. N. V. Pham và các cộng sự. (2007), "SGA and measures for muscle mass and strength in surgical Vietnamese patients", Nutrition. 23(4), tr. 283-91.
3. Lương Đức Dũng (2013), Thực trạng dinh dưỡng của bệnh nhân phẫu thuật ổ bụng đường tiêu hóa tại khoa ngoại bệnh viện Bạch Mai 6 tháng đầu năm 2013, Trường Đại học Y Hà Nội., chủ biên.
4. Trịnh Hồng Sơn (2013), "Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước mổ ung thư dạ dày tại khoa C1, bệnh viện Việt Đức Hà Nội năm 2013".
5. Nguyễn Thị Thúy và CS (2020-2021), "Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư dạ dày trong quá trình điều trị hóa chất tại Bệnh viện K".
6. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2021), "Tình trạng dinh dưỡng và đặc điểm kiểu gen của người bệnh ung thư dạ dày tại 4 bệnh viện ở Hà Nội. Tạp Chí Nghiên cứu Y học", tr. 147(11), 63-71.
7. Y. Fukuda và các cộng sự. (2015), "Prevalence of Malnutrition Among Gastric Cancer Patients Undergoing Gastrectomy and Optimal Preoperative Nutritional Support for Preventing Surgical Site Infections", Ann Surg Oncol. 22 Suppl 3, tr. S778-85.
8. I. Deftereos và các cộng sự. (2020), "A systematic review of the effect of preoperative nutrition support on nutritional status and treatment outcomes in upper gastrointestinal cancer resection", Eur J Surg Oncol. 46(8), tr. 1423-1434.
9. Nguyễn Tuấn Anh (2014), "Hiệu quả nuôi ăn sớm sau phẫu thuật cắt đoạn dạ dày nội soi điều trị ung thư dạ dày tại Bệnh viện Quân Y 103.".
10. F. D Ottery, McCallum, P. D, và Polisena, C.G (2000), "Patient generated subjective global assessment", 11-23.