CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI ĐỘ NẶNG CỦA VIÊM TIỂU PHẾ QUẢN CẤP Ở TRẺ EM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ nặng của bệnh nhi bị viêm tiểu phế quản cấp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu, 441 bệnh nhân dưới 2 tuổi, được chẩn đoán viêm tiểu phế tuản cấp, được điều trị tại khoa Nhi – bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: tuổi trung bình là 8,82 ± 4,93 tháng. Phân bố mức độ nặng theo MCBS chiếm 21,1% trong nghiên cứu. Nhóm trẻ ở cùng người hút thuốc có tỷ lệ nặng là 38,4 % cao hơn so với nhóm không ở cùng người hút thuốc lá với tỷ lệ nặng là 13,9% với OR là 2,697 (1,90 – 3,827). Nhóm trẻ sơ sinh non tháng trong nghiên cứu có tỷ lệ mức độ nặng theo MCBS là 50% cao hơn so với nhóm sơ sinh đủ tháng là 19,71% (p< 0,05). Nhóm trẻ sơ sinh ≤ 2500g có mức độ nặng theo MCBS là 33,3% cao hơn so với nhóm sơ sinh >2500g vởi tỷ lệ là 14,07%. Tỷ lệ bệnh nhân nhiễm RSV có mức độ nặng là 23,0% cao hơn so với nhóm có RSV âm tính là 20,3% (p>0,05). Với chỉ số OR=1,13 (0,769 – 1,668). Kết luận: Viêm tiểu phế quản cấp phải nhập viện điều trị thường gặp trong nhóm từ 3 – 13 tháng tuổi. Trong đó một số yếu tố nguy cơ thường gặp trên nhóm trẻ mắc ở mức độ nặng là ở cùng người hút thuốc, có cân nặng lúc sinh dưới 2500g và nhiễm RSV.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm tiểu phế quản cấp, RSV, Trẻ em
Tài liệu tham khảo
2. Florin, Todd A (2017), "Viral bronchiolitis", Lancet. 389, pg. 211–24.
3. Haskell, Libby (2020), "Understanding factors that contribute to variations in bronchiolitis management in acute care settings: a qualitative study in Australia and New Zealand using the Theoretical Domains Framework", BMC Pediatrics. 20, pg. 189.
4. Hồng, Nguyễn Thị Minh (2004), "Yếu tố tiên lượng bệnh viêm tiểu phế quản trẻ em", Nghiên cứu Y học - Y Học TP. Hồ Chí Minh. 8, tr. 123 - 131.
5. Huyên, Đặng Thị Kim (2006), "Khảo sát tình hình viêm tiểu phế quản tại bệnh viện Nhi Đồng II năm 2004", Nghiên cứu Y học - Y Học TP. Hồ Chí Minh. 10(2), tr. 128 – 135.
6. Lanari, Marcello (2015), "Risk factors for bronchiolitis hospitalization during the first year of life in a multicenter Italian birth cohort", Italian Journal of Pediatrics 41, pg. 40.
7. Stobbelaar, Kim (2019), "Nebulised hypertonic saline in children with bronchiolitis admitted to the paediatric intensive care unit: A retrospective study", J Paediatr Child Health. 55, pg. 1125-1132.
8. Wu, Susan (2014), "Nebulized Hypertonic Saline for Bronchiolitis A Randomized Clinical Trial", JAMA Pediatr. 168(7), pg. 657-663.