KIẾN THỨC VỀ THỪA CÂN, BÉO PHÌ CỦA NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH SỐNG Ở NỘI VÀ NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

Đỗ Hải Anh 1,, Trịnh Bảo Ngọc 2
1 Bệnh viện Đại học Y Thái Bình
2 Địa học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu kiến thức về thừa cân, béo phì của người trưởng thành sống ở nội và ngoại thành Hà Nội năm 2018. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: Ăn nhiều chất béo, ăn nhiều đường và chế độ ăn dư thừa có tỷ lệ người tham gia trả lời đúng cao nhất, chiếm 93%; 91,1% và 92%. Ngủ không đủ giấc, căng thẳng có tỷ lệ thấp, tương ứng với 30,9% và 22,5% người trả lời đúng. Tăng cholesterol máu, đái tháo đường là những hậu quả của thừa cân, béo phì có 92,3% và 90,9% người trả lời đúng. Trầm cảm, tự ti và ung thư có 30,7% và 24,1% người trả đúng và sự khác biệt giữa nội thành và ngoại thành có ý nghĩa thống kê, p<0,05. Hoạt động thể lực phòng chống thừa cân, béo phì có số người trả lời đúng thấp, chiếm 74% (nội thành 52,9% và ngoại thành 91,4%; p<0,05). Kết luận: nghiên cứu cho thấy kiến thức của người dân về nguyên nhân, hậu quả, biện pháp phòng chống thừa cân, béo phì.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO (2018), Obesity and overweight, 2018, https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/obesity-and-overweight.
2. Nguyễn Thị Xuyên (2015), "Bệnh béo phì", Hướng dân chẩn đoán và điều trị bệnh nội tiết- chuyển hóa, Nhà xuất bản y học: Hà Nội. tr. 247- 254.
3. Lê Thị Bạch Mai, Lê Thị Hợp và cộng sự (2017), "Thừa cân béo phì ở người trưởng thành Việt Nam: Thực trạng và một số yếu tố nguy cơ", Tạp chí Y học Việt Nam, 460, tr. 57- 63.
4. Bộ y tế và Cục y tế dự phòng (2015), "Điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm", 2015.
5. Cao Thị Thu Hương và Lê Danh Tuyên (2017), "Thừa cân- béo phì và các yếu tố xác định hội chứng chuyển hóa trên phụ nữ 25 – 59 tuổi tại hai phường, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội", Tạp chí y học Việt Nam, Tập 453, 2017, 4(1): Tr. 57- 63.
6. Nicolaides N. et al (2015), “Stress, the stress system and the role of glucocorticoids”, Neuroimmunomodulation, 2015, 22(1-2): p. 6-19.
7. Salmon A.B. (2016), “Beyond diabetes: does obesity-induced oxidative stress drive the aging process? ”, Antioxidants (Basel), 2016, 5(3): p. 24.
8. Meldrum D.R. et al (2017), "Obesity pandemic: causes, consequences, and solutions—but do we have the will?", Fertil Steril, 2017, 107(4): p. 833-839.