HOÀN THIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT MẪU HUYẾT TƯƠNG ĐÔNG KHÔ CHỨA HBV-DNA VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KIỂM ĐỊNH LƯỢNG HBV-DNA TỪ NĂM 2019 ĐẾN 2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Hoàn thiện quy trình sản xuất mẫu huyết tương đông khô chứa HBV-DNA sử dụng trong ngoại kiểm. Đánh giá hiệu quả triển khai chương trình ngoại kiểm định lượng HBV-DNA từ năm 2019 đến 2021. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm trên các mẫu huyết tương dương tính HBV-DNA và thống kê mô tả hiệu quả triển khai chương trình ngoại kiểm định lượng HBV-DNA từ năm 2019 đến 2021. Kết quả: Hoàn thiện quy trình sản xuất mẫu ngoại kiểm định lượng HBV-DNA: đánh giá hiệu quả pha loãng theo mục tiêu chênh lệch nằm trong khoảng cho phép ±0,5log10 copies/mL, các lô mẫu đạt độ đồng nhất về khối lượng dung dịch được phân phối (CV<1%). Số lượng phòng xét nghiệm tham gia chương trình ngoại kiểm định lượng HBV-DNA tăng đều qua từng năm (năm 2019: 20 đơn vị; năm 2020: 26 đơn vị; năm 2021: 33 đơn vị). Chất lượng của các đơn vị tham gia qua các năm đều đạt mức cao, thể hiện ở tỷ lệ phòng xét nghiệm (PXN) có kết quả đạt đều trên 95% (2019: 96,67%, 2020: 97,38%; 2021: 96,88%). Kết luận: Quy trình sản xuất mẫu huyết tương đông khô chứa HBV-DNA đã được hoàn thiện. Số lượng đơn vị tham gia ngoại kiểm định lượng HBV-DNA tăng qua các năm, tỷ lệ PXN có kết quả đạt đều trên 95%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ngoại kiểm, HBV-DNA, huyết tương đông khô.
Tài liệu tham khảo
2. Vũ Quang Huy (2017), Quy trình thử nghiệm sản xuất mẫu ngoại kiểm định lượng HBV-DNA, Tạp chí Y Học Tp. Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, trang 216-222.
3. Vũ Quang Huy, Trần Thị Mỹ Qui (2021), Đánh giá tính đồng nhất và độ ổn định mẫu HBV DNA đông khô theo tiêu chuẩn về mẫu ngoại kiểm, Tạp chí y học Việt Nam (ISSN: 1859 – 1868), tập 507, tháng 10, số 2, 2021, 140 – 144.
4. International Organization for Standardization (2015), ISO 13528:2015 Statistical methods for use in proficiency testing by interlaboratory comparisons, Geneva.
5. WHO (2015), Guidelines for the Prevention, Care and Treatment of Persons with Chronic Hepatitis B Infection. Geneva, 13-44.
6. JF Fryer, R Minhas, T Dougall, et al. (2016), "Collaborative study to evaluate the proposed WHO 4th international standard for hepatitis B virus (HBV) DNA for nucleic acid amplification technique (NAT)-based assays", World Health Organization, WHO ECBS Report 2016, WHO/BS/2016.2291, pp. 1-41.
7. RW de Almeida, MP Espírito-Santo, PSF Sousa, et al. (2015), "Hepatitis B virus DNA stability in plasma samples under short-term storage at 42° C", Brazilian Journal of Medical and Biological Research, 48 (6), pp. 553-556.
8. World Health Organization (2006), Recommendations for the preparation, characterization and establishment of international and other biological reference standards (revised 2004), WHO Technical Report, Series No 932, pp. 73-131.