ỨNG DỤNG PHẪU THUÂT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ NẤC (HICCUP) KÉO DÀI: NHÂN MỘT TRƯỜNG HỢP ĐIỀU TRỊ THÀNH CÔNG NẤC KÉO DÀI 12 NĂM

Hà Văn Quyết1, Đặng Quốc Ái 2,
1 Đại học Phenikaa
2 Địa học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Viêm trào ngược Dạ dày-Thực quản (GERD) là một trong những nguyên nhân gây Nấc. Chúng tôi giới thiệu một trường hợp nấc kéo dài 12 năm. Đây là trường hợp đầu tiên điều trị phẫu thuật nội soi ổ bụng. Bệnh nhân đã trải qua điều trị trong thời gian dài với nhiều phương pháp khác nhau nhưng không thuyên giảm cho đến khi được phẫu thuật. Khi tiến hành phẫu thuật bệnh nhân có thoát vị hoành thể trượt. Tâm vị dính vào cơ hoành và kéo trượt lên trên lệch về bên phải, một phần mạc nối nhỏ và mạc nối lớn chui qua khe hoàng. Sau khi phẫu tích chúng tôi thấy thần kinh X gập dính và đè bởi tâm vị và bao thoát vị. Tiến hành gỡ dính các dây thần kinh, khâu khép kín lỗ hoành và tạo van chống trào ngược kiểu Toupet. Sau mổ bệnh nhân hết nấc và kiểm tra lại sau 2 tháng thì hết nấc và không còn trào ngược. Phẫu Thuật nội soi có thể điều trị những trường hợp nấc mãn tính và kéo do trào ngược và thoát vị khe hoành.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chang FY, et al (2012). “Hiccup: Mystery, Nature and Treatment”. Journal Neurogastroenterol Motil, 2012 Apr;18 (2); 123-130.
2. Steger M, et al (2015), “Sytetemic review: the pathogenesis and pharmacological”. Aliment Pharmacol Ther 2015; 42:1037-1050.
3. Odeh M, et al (1990), “Termination of intractable hiccups with digital rectal massage”. J Intern Med 1990; 227: 145–6.
4. Mustafa Suren, et al (2019), “Bilateral Phrenic Nerve Block for the Treatment of intractable Hiccup in a Palliative Care Patient: A Case Report”, Bezmialem Science 2019; 7(3) 247-50.
5. Lee AR, et al (2018), “Treatment of persistent postoperative hiccup with stellate ganglion block”. Medicin, 2018 Nov; 97(48): e13370.
6. Nishikawa T, et al (2015), “Intractable hiccups (singultus) abolished by risperidone, but not by haloperidol”. Ann Gen Psychiatry 2015; 14:13.
7. Wang T, Wang D (2014), “Metoclopramide for patients with intractable hiccups: a multicentre, randomised, controlled pilot study. Intern Med J; 44:1205–9.
8. Cabane J, et al (2010), “A diseased espphagus is frequently the cause of chronic hiccup. A prospective study of 184 cases”. Press Med 2010.39; e 141-6.