ĐỘ DÀY CƠ KHÉP NGÓN TAY CÁI VÀ SUY DINH DƯỠNG Ở NGƯỜI SUY TIM

Phạm Thu Hằng 1,, Trần Kim Trang 1
1 Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tình trạng dinh dưỡng là một đề mục trong các hướng dẫn điều trị suy tim. Độ dày cơ khép ngón tay cái (ĐDCKNTC) là một phương pháp đo nhân trắc mới, đánh giá được khối lượng cơ và có liên quan đến tình trạng dinh dưỡng. Mục tiêu: Xác định trị số độ dày cơ khép ngón tay cái ứng với suy dinh dưỡng (SDD) được đánh giá bằng phương pháp đánh giá tổng thể tình trạng dinh dưỡng chủ quan (Subjective Global Assessment - SGA) trên bệnh nhân suy tim. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả 152 bệnh nhân suy tim tại khoa Nội tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 5-9/2022. Kết quả: Trị số ĐDCKNTC tay thuận trung bình là 15,2 ± 3,9mm, của nữ 13,8 ± 2,9mm và nam 16,8 ± 4,3mm. Trị số ĐDCKNTC tay không thuận trung bình là 13,9 ± 3,8mm, nữ 12,7 ± 2,9mm và nam 15,4 ± 4,0mm. Điểm cắt có giá trị chẩn đoán suy dinh dưỡng của ĐDCKNTC tay thuận là 14,3mm, độ nhạy 71,6%, độ đặc hiệu 67,1%, khoảng tin cậy 0,697-0,844 (P<0,0001); ĐDCKNTC tay không thuận là 13mm, độ nhạy 71,6%, độ đặc hiệu 65,9%, khoảng tin cậy 0,679-0,829 (P<0,0001). Kết luận: ĐDCKNTC khác nhau theo giới tính, độ tuổi, tay thuận hay không thuận, điều kiện dinh dưỡng và bệnh lý nền. Trị số của giới nam cao hơn nữ, tay thuận cao hơn tay không thuận, nhóm không suy dinh dưỡng cao hơn nhóm suy dinh dưỡng, độ nhạy và độ đặc hiệu chẩn đoán suy dinh dưỡng ở mức trung bình.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bragagnolo R, Caporossi F, Dock-Nascimento D, Aguilar-Nascimento J. Espessura Do Musculo Adutor Do Polegar: Um Método Rápido E Confiável Na Avaliação Nutricional De Pacientes Cirúrgicos. Revista do Colégio Brasileiro de Cirurgiões. 10/01 2009; 36doi:10.1590/S0100-69912009000500003
2. Gonzalez MC, Duarte RR, Budziareck MB. Adductor pollicis muscle: reference values of its thickness in a healthy population. Clinical nutrition (Edinburgh, Scotland). Apr 2010;29(2):268-71. doi:10.1016/j.clnu.2009.08.012
3. Gonzalez MC, Pureza Duarte RR, Orlandi SP, Bielemann RM, Barbosa-Silva TG. Adductor pollicis muscle: A study about its use as a nutritional parameter in surgical patients. Clinical nutrition (Edinburgh, Scotland). Oct 2015;34(5): 1025-9. doi:10.1016/j.clnu.2014.11.006
4. Karst FP, Vieira RM, Barbiero S. Relationship between adductor pollicis muscle thickness and subjective global assessment in a cardiac intensive care unit. Revista Brasileira de terapia intensiva. Oct-Dec 2015;27(4):369-75. doi:10.5935/0103-507x.20150062
5. Pereira PMdL, Neves FS, Bastos MG, Cândido APC. Adductor Pollicis Muscle Thickness for nutritional assessment: a systematic review. Rev Bras Enferm. 2018 Nov-Dec 2018;71(6): 3093-3102. doi:10.1590/0034-7167-2017-0913
6. Rosário F, Giannini D, Leal V, Mourilhe-Rocha R. Adductor Pollicis Muscle Thickness as a Marker of Nutritional Status in Heart Failure. International Journal of Cardiovascular Sciences. 01/01 2018;doi:10.5935/2359-4802.20180094
7. Yoshimura da Costa T, Yukari Suganuma J, Faria S, Bernardes Spexoto MC. Association of adductor pollicis muscle thickness and handgrip strength with nutritional status in hospitalized individuals. Nutricion hospitalaria. Jun 10 2021;38(3):519-524. Asociación del espesor del músculo aductor del pulgar y la fuerza de prensión manual con el estado nutricional en individuos hospitalizados. doi:10.20960/nh.03319
8. Weschenfelder C, Salgueiro SC. Correlação entre a Espessura do Músculo Adutor do Polegar e5o Estado Nutricional. Revista Brasileira de Cancerologia. 09/28 2020;66(4):e-011044. doi:10.32635/2176-9745.RBC.2020v66n4.1044