ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ U CƠ MỠ MẠCH THẬN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2020-2021

Trần Quốc Hòa 1,2,, Trần Xuân Quang 1
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2021, tại bệnh viện Đại học Y Hà Nội thực hiện 6 ca phẫu thuật nội soi điều trị u cơ mỡ mạch thận (RAML). Kết quả: Trong 6 bệnh nhân chỉ có 1 bệnh nhân (16,7%) có triệu chứng đau tức nhẹ vùng thắt lưng, còn lại 5 bệnh nhân (83,3%) không có triệu. Kích thước trung bình của RAML là 42,3mm. 2 trường hợp không chẩn đoán được RAML dựa trên siêu âm, cắt lớp vi tính. Trong 6 trường hợp, có 5 trường hợp phẫu thuật nội soi sau phúc mạc, 1 trường hợp phẫu thuật nội soi ổ bụng. Thời gian mổ trung bình 97,5 phút. Không có trường hợp nào có tai biến trong, sau mổ. Thời gian nằm viện trung bình là 5 ngày. Kết luận: một số trường hợp RAML nghèo tổ chức mỡ khó phân biệt với RCC bằng cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ. Phẫu thuật nội soi là phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả đối với RAML bên cạnh các phương pháp can thiệp ít xâm lấn khác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vitaly Margulis, MD, Jose A. Karam, MD, Surena F. Matin, MD, and Christopher G. Wood, MD (2016): “Benign Renal Tumors”; CAMPBELL-WALSH UROLOGY; Eleventh Edition; Vol.2; Part.X; p 1306 - 1309, .
2. Nguyễn Bửu Triều, Lê Ngọc Từ (2007): "Các u thận lành tính"; Bệnh học tiết niệu; Nhà xuất bản Y học; tr 395 - 397. .
3. Nguyễn Bửu Triều, Trần Chí Thanh (2009): "U Angiomyolipoma tại thận có biến chứng: Bàn về chẩn đoán và thái độ xử trí ". Tập san của Hội Ngoại khoa Việt Nam; Số 4/2009; Tập 59; Trang 1-7. .
4. Jinzaki M., Silverman S.G., Akita H., et al. (2014). Renal angiomyolipoma: a radiological classification and update on recent developments in diagnosis and management. Abdom Imaging, 39(3), 588–604.
5. Fernández-Pello S., Hora M., Kuusk T., et al. (2020). Management of Sporadic Renal Angiomyolipomas: A Systematic Review of Available Evidence to Guide Recommendations from the European Association of Urology Renal Cell Carcinoma Guidelines Panel. Eur Urol Oncol, 3(1), 57–72.
6. Chronopoulos PN, Kaisidis GN, Vaiopoulos CK, et al. Spontaneous rupture of a giant renal angiomyolipoma-Wunderlich’s syndrome: Report of a case. International journal of surgery case reports 2016; 9:140-143.
7. Lienert AR, Nicol D. Renal angiomyolipoma. BJU international 2012;110 Suppl 4:25-27.
8. Ljungberg B, Albiges L, Abu-Ghanem Y, et al. European Association of Urology Guidelines on Renal Cell Carcinoma: The 2019 Update. European urology 2019;75:799-810.
9. Sureka B, Khera PS. Radiologic Classification and Imaging Features of Renal Angiomyolipomas According to the Amount of Fat. AJR American journal of roentgenology 2018;210:W136.
10. Mues AC, Palacios JM, Haramis G, et al. Contemporary experience in the management of angiomyolipoma. Journal of endourology 2010;24:1883-1886.