CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở SINH VIÊN Y HỌC DỰ PHÒNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH ĐẠI DỊCH COVID-19 NĂM 2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ chất lượng giấc ngủ (CLGN) kém và các yếu tố liên quan ở sinh viên ngành Y học dự phòng Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh (ĐHYD TPHCM) năm 2022. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 570 sinh viên ngành Y học dự phòng, ĐHYD TPHCM. Chỉ báo chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (PSQI) được dùng để đánh giá CLGN của sinh viên. Kết quả: Tỉ lệ CLGN kém ở sinh viên là 44%. Sinh viên năm 4 có tỉ lệ CLGN kém thấp hơn so với sinh viên năm 6; sinh viên học lực khá có tỉ lệ CLGN kém thấp hơn so với sinh viên xếp loại học lực trung bình và yếu; sinh viên đã từng hoặc hiện tại có triệu chứng nhiễm Covid-19 có tỉ lệ CLGN kém cao hơn so với sinh viên không có triệu chứng nhiễm Covid-19; sinh viên có quan hệ với bạn bè xung quanh kém có tỉ lệ CLGN kém cao hơn so với sinh viên có quan hệ với bạn bè xung quanh tốt; sinh viên có tiếng ồn trong phòng ngủ vào thời gian đi ngủ có tỉ lệ CLGN kém cao hơn so với sinh viên không có tiếng ồn trong phòng ngủ vào thời gian đi ngủ. Kết luận: Tỉ lệ CLGN kém ở sinh viên ngành Y học dự phòng, ĐHYD TPHCM khá cao. Năm học, xếp loại học lực, triệu chứng nhiễm Covid-19, quan hệ với bạn bè xung quanh và tiếng ồn trong phòng ngủ vào thời gian đi ngủ là các yếu tố liên quan với CLGN của sinh viên.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chất lượng giấc ngủ, sinh viên Y học dự phòng, PSQI.
Tài liệu tham khảo
2. A. I. Almojali, S. A. Almalki, A. S. Alothman, E. M. Masuadi, M. K. Alaqeel. The prevalence and association of stress with sleep quality among medical students. J Epidemiol Glob Health, 7 (3), 169-174, 2017.
3. B. Krishnan, R. K. Sanjeev, R. G. Latti. Quality of Sleep Among Bedtime Smartphone Users. Int J Prev Med, 11, pp.114, 2020.
4. C. K. Kaparounaki, M. E. Patsali, D. V. Mousa, E. V. K. Papadopoulou, K. K. K. Papadopoulou, K. N. Fountoulakis. University students' mental health amidst the COVID-19 quarantine in Greece. Psychiatry Res, 290, 2020.
5. H. Berhanu, A. Mossie, S. Tadesse, D. Geleta. Prevalence and Associated Factors of Sleep Quality among Adults in Jimma Town, Southwest Ethiopia: A Community-Based Cross-Sectional Study. Sleep Disorders, 10, 2018.
6. National Health Service. Why lack of sleep is bad for your health. https://www.nhs.uk/live-well/sleep-and-tiredness/why-lack-of-sleep-is-bad-for-your-health/, Accessed on 01/09/2021.
7. N. Cellini, F. Conte, O. De Rosa, F. Giganti, S. Malloggi, M. Reyt. Changes in sleep timing and subjective sleep quality during the COVID-19 lockdown in Italy and Belgium: age, gender and working status as modulating factors. Sleep Med, 77, 112-119, 2021.
8. Q. Huang, Y. Li, S. Huang, J. Qi, T. Shao, X. Chen. Smartphone Use and Sleep Quality in Chinese College Students: A Preliminary Study. Front Psychiatry, 11, 352, 2020.
9. Q. Meng, J. Zhang, J. Kang, Y. Wu. Effects of sound environment on the sleep of college students in China. Sci Total Environ, 705, 2020.
10. R. K. Mwape, D. Mulenga. Consumption of Energy Drinks and Their Effects on Sleep Quality among Students at the Copperbelt University School of Medicine in Zambia. Sleep Disord, 2019.