NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP VÀ MỘT SỐ TÁC DỤNG SINH HỌC CỦA CAO CHIẾT CÂY MÂM XÔI (RUBUS ALCEAEFOLIUS POIR., HỌ HOA HỒNG ROSACEAE) THU HÁI TẠI THÁI NGUYÊN

Văn Dũng Nguyễn 1,, Ngọc Anh Trần 1, Thị Tuyết Nhung Phạm 1, Thị Luyến Bùi 1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đánh giá độc tính cấp, tác dụng chống viêm cấp và tác dụng lợi mật của cao chiết mâm xôi trên thực nghiệm. Đối tượng và phương pháp: Xác định độc tính cấp đường uống; tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây phù bàn chân chuột bằng carrageenan và tác dụng lợi mật trên chuột nhắt trắng theo mô hình của ruddi. Kết quả: Cao chiết mâm xôi có LD50 = 12,75g/kg. Cao chiết mâm xôi không thể hiện tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây phù bằng carrageenan ở chuột cống. Cao chiết mâm xôi ở cả 2 mức liều 1g/kg và 2g/kg đều thể hiện tác dụng lợi mật với tỷ lệ lượng dịch mật tăng tương ứng 32,79% và 41,30%. Kết luận: Cao chiết mâm xôi có LD50 12,75 = g/kg, có tác dụng lợi mật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Hồng Châu (2008), Nghiên cứu thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của dược liệu mâm xôi, Khóa luận tốt nghiệm dược sỹ Trường Đại học Dược Hà Nội.
2. Cục khoa học công nghệ và đào tạo (2015), Hướng dẫn thử nghiệm tiền lâm sàng và lâm sàng thuốc đông y, thuốc từ dược liệu, ban hành kèm theo quyết định 141/QĐ-K2ĐT.
3. Đỗ Trung Đàm (1996), Phương pháp nghiên cứu độc tính cấp của thuốc, NXB Y học, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Dũng, Trần Ngọc Anh và cs (2019), "Tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu trên thực nghiệm của cao chiết cây mâm xôi (Rubus alceaefolius Poir, họ Hoa hồng Rosaceae) thu hái tại Thái Nguyên", Tạp chí Y học Việt Nam, 483(2), tr. 178 - 182.
5. Viện Dược liệu (2006), Phương pháp nghiên cứu tác dụng dược lý của thuốc từ thảo dược, NX Khoa học và Kỹ thuật.
6. Litfield, Wilcoxon (1948), "A simplified method of evaluating dose-effect experiment", J. Pharmacol Exp. Ther, pp. 99 - 113.
7. Rudi R. V. (1977), Pharm and Toxicology, vol 4, pp. 11-16.
8. Winter C.A., Risley E.A., et al. (1962), "Carrageenan-induced edema in hind paw of the rat as an assay for anti-onflammatory drugs", Proc. Soc. Exp. Biol, 11, pp. 544 - 574.