ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH TẾ BÀO GIẾT TỰ NHIÊN Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN TIẾN XA

Phạm Thị Kim Nhung 1,, Tạ Bá Thắng 1, Đỗ Quyết 2, Đào Ngọc Bằng 1, Nguyễn Văn Dũng 1
1 Bệnh viện Quân y 103
2 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hoạt tính tế bào giết tự nhiên và mối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và thời gian sống ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả cắt ngang trên 50 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến xa, điều trị tại Trung tâm Nội hô hấp, Bệnh viện Quân y 103 từ 01/2019 đến 09/2019; nhóm chứng gồm 30 bệnh nhân bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngoài đợt cấp và 30 người khoẻ tình nguyện. Xét nghiệm NKA máu ngoại vi bằng phương pháp ELISA, xác định bằng nồng độ interferon gamma được tiết ra trong huyết tương bởi tế bào NK sau khi được hoạt hoá với hoạt chất Promoca, sử dụng bộ kit NK VueTM của hãng ATGen. Kết quả: Giá trị trung vị của NKA trong nhóm UTPKTBN, nhóm BPTNMT và nhóm khoẻ lần lượt là 95,6; 280 và 769,5pg/mL; NKA nhóm UTPKTBN thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm BPTNMT (p<0,05). Tại điểm cắt 390pg/mL, diện tích dưới đường cong là 0,846 (95%CI: 0,763 – 0,928; p = 0.000), NKA có giá trị chẩn đoán UTPKTBN giai đoạn tiến xa với độ nhạy 74%, độ đặc hiệu 87%, giá trị tiên đoán dương 90%, giá trị tiên đoán âm 67%. Thời gian sống thêm của nhóm có NKA < 390pg/mL so với nhóm có NKA ³ 390pg/mL là 17,24 ± 2,49 so với 21,22 ± 5,65 tháng (p = 0,285). Kết luận: NKA giảm trong UTPKTBN và là một dấu ấn miễn dịch trong chẩn đoán.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lee SB, Cha J, et al (2014), A high-throughput assay of NK cell activity in whole blood and its clinical application, Biochem Biophys Res Commun, 445(3): 584-590.
2. Choi SI, Lee SH, et al (2019), Clinical utility of a novel natural killer cell activity assay for diagnosing non-small cell lung cancer: a prospective pilot study, Onco Targets Ther, 12: 1661-1669.
3. Choi SI, In KH, et al (2017), Analyses on the Clinical Usefulness of Natural Killer Cell Activity in Non-Small Cell Lung Cancer Patients, Chest, 152(4): A663.
4. Barkin J, Rodriguez-Suarez R, et al (2017), Association between natural killer cell activity and prostate cancer: a pilot study, Can J Urol, 24(2): 8708-8713.
5. Jung YS, Kwon MJ, et al (2018), Association between natural killer cell activity and the risk of colorectal neoplasia, J Gastroenterol Hepatol, 33(4): 831-836.
6. Lee J, Park KH, et al (2017), Natural killer cell activity for IFN-gamma production as a supportive diagnostic marker for gastric cancer, Oncotarget, 8(41): 70431-70440.
7. Koo KC, Shim DH, et al (2013), Reduction of the CD16(-)CD56bright NK cell subset precedes NK cell dysfunction in prostate cancer, PLoS One, 8(11): e78049.
8. Borg M, Wen SWC, et al (2022), Natural killer cell activity as a biomarker for the diagnosis of lung cancer in high-risk patients, J Int Med Res, 50(6): 3000605221108924.