KHẢO SÁT NHẬN THỨC CỦA HỌC VIÊN SAU ĐẠI HỌC NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH VỀ MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP LÂM SÀNG

Đỗ Thị Hà 1,, Lâm Thị Thu Tâm 1, Lê Văn Tỉnh 1, Lê Thụy Bích Thủy 1
1 Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thực hành lâm sàng là phần không thể thiếu trong chương trình đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe, trong đó có đào tạo điều dưỡng. Đánh giá của người học về môi trường học tập lâm sàng (MTHTLS) là rất cần thiết, cung cấp thông tin về chất lượng đào tạo của nhà trường. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ nhận thức tốt về MTHTLS của học viên chuyên khoa 1 (CK1) điều dưỡng trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (ĐHYKPNT) năm 2020 và các yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 105 học viên sau đại học CK1 ngành điều dưỡng trường ĐHYKPNT năm 2020. Sử dụng bộ câu hỏi V-CLEI (Clinical Learning Environment Inventory) để khảo sát nhận thức về MTHTLS tại trường của học viên. Thống kê mô tả và thống kê phân tích Chi bình phương được sử dụng để phân tích số liệu. Kết quả: Đa số đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) là nữ, chiếm 82,9%. Hầu hết ĐTNC sống tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) (92,4%). ĐTNC có nhận thức tích cực hơn là tiêu cực về MTTHLS, với tỷ lệ nhận thức chung ở mức độ tốt chiếm 94,2%. Trong đó, nhận thức về Việc học của bản thân ở mức độ tốt, chiếm tỷ lệ cao nhất với 100% và lĩnh vực GV hỗ trợ học viên học lâm sàng, Học viên là trung tâm và Trải nghiệm lâm sàng của học viên cũng với tỷ lệ rất cao lần lượt là 97,1%, 94,2% và 92,1%. Lĩnh vưc có tỷ lệ đạt mức tốt thấp nhất thuộc về Tương tác giảng dạy – học tập với 85,7% và có 11,4% và 2,9% lần lượt cho rằng lĩnh vực này cần cải tiến và cần chú ý đặc biệt. Không có mối liên quan giữa các yếu tố đặc điểm cá nhân và nhận thức về MTHTLS của ĐTNC. Kết luận: Phần lớn các nội dung tỷ lệ nhận thức của các học viên ở mức độ tốt đạt khá cao trên 85%. Bên cạnh đó, một số lĩnh vực cần chú ý cải thiện. Giải pháp toàn diện và hiệu quả nhằm duy trì, phát huy các mặt tích cực và khắc phục các hạn chế, nâng cao chất lượng học tập, cải thiện MTHTLS là cần thiết. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (2017). Thông tư ban hành quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học.
2. Ha, D. T., & Nuntaboot, K. (2020). Factors influencing competency development of nurses as perceived by stakeholders in Vietnam. Belitung Nursing Journal, 6(4), 103–110. https://doi.org/10.33546/bnj.1119.
3. Alammar K, Ahmad M, Almutairi S, Salem OJTonJ. Nursing students’ perception of the clinical learning environment. 2020;14(1).
4. Giang Nhân Trí Nghĩa, Giang Thị Mỹ Kiều, Vũ Long. (2019). Nhận thức của sinh viên điều dưỡng về môi trường học lâm sàng. Y học Thành Phố Hồ Chí Minh 23(5): Tr. 113 - 119.
5. Hue T.T, (2016), “Vietnamese nursing students’ perceptions of their clinical learning environment: A cross – sectional survey”, Thesis Master of Applied Science, School of Nursing, Faculty of Health, Queensland University of Technology.
6. Joanne Ramsbotham, Hà Dinh, et al. (2016). Evaluating the learning environment of nursing students: A multisite cross-sectional study. Nurse Education Today 76(3): pp. 80 -85.
7. Lwin, T., Aslam, S., & Mukhale, P.N. (2017). International Students’ Perceptions of their Learning Environment in Graduate Programs at One Normal University in China. Journal of Education and Practice, 8(9):229-233.
8. Shivers, E., Hasson, F., Slater, P., 2017. Pre-registration nursing student's quality of practice learning: clinical learning environment inventory (actual) questionnaire. Nurse Educ. Today 55, 58–64.