NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA STAPHYLOCOCCUS AUREUS Ở BỆNH NHÂN VIÊM NANG LÔNG ĐẾN KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU CẦN THƠ NĂM 2022

Trần Đỗ Hùng 1,, Vương Bảo Thy 2, Trần Lĩnh Sơn 2
1 Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Đại học Cửu Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang của chúng tôi gồm 174 bệnh nhân được chọn từ bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ từ tháng 3 năm 2022 đến tháng 12 năm 2022 được chẩn đoán lâm sàng viêm nang lông. Kết quả: tỷ lệ nhiễm Staphylococcus aureus ở bệnh nhân viêm nang lông đến khám và điều trị tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2022 là 54%. Mức độ kháng kháng sinh của Staphylococcus aureus gây nhiễm khuẩn ở những bệnh nhân viêm nang lông: Đề kháng cao nhất với penicillin 95,7%. Đề kháng thấp với hai kháng sinh doxycycline 2,1% và trimethoprime/sulfamethoxazole 2,2%. Kết luận: Tỷ lệ nhiễm Staphylococcus aureus gây viêm nang long trên 50% do đó không nên sử dụng penicillin điều trị cho bệnh nhân hoặc chỉ được sử dụng khi đã có kết quả kháng sinh đồ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn chẩn và điều trị các bệnh da liễu. Nhà xuất bản y học.
2. Nguyễn Thị Vinh, Nguyễn Đức Hiền (2005). Giám sát sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh thường gặp ở Việt Nam. Tạp chí nghiên cứu Y học. Số đặc biệt: tr. 87-91.
3. Midde LP, Hymavathi R (2019). An Epidemiological and Bacteriological Study of
Chronic Bacterial Folliculitis. IntJCurr MicrobiolAppSci. 8(6): pp. 1-9.
4. Nguyễn Kim Thư, Lê Văn Hưng (2018). Staphylococcus aureus và đề kháng kháng
sinh ở bệnh nhân nhiễm khuẩn da, niêm mạc điều trị tại Bệnh viện Da liễu Trung
ương. Tạp chí truyền nhiễm Việt Nam. 1 (21): tr. 81-85.
5. Pantosti A, Sanchini A, Monaco M. (2017). Mechanisms of antibiotic resistance in Staphylococcus aureus. Future Microbiol. 2 (3): pp. 323-334.
6. Bộ Y tế (2009). Báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện
Việt Nam năm 2008-2009.
7. Bộ Y tế (2015). Hướng dẫn sử dụng kháng sinh. Nhà xuất bản Y học.
8. Niebuhr M, Mai U, Kapp A, Werfel T (2008). Antibiotic treatment of cutaneous infections with Staphylococcus aureus in patients with atopic dermatitis: current antimicrobial resistances and susceptibilities. Exp Dermatol. Nov 2008;17(11):953-957.