GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG BIẾN CỐ TIM MẠCH CỦA THANG ĐIỂM ZWOLLE Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP SAU CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA

Trần Kim Sơn 1,, Ngô Đoan Duy 2, Ngô Hoàng Toàn 2, Trần Đặng Đăng Khoa 2, Nguyễn Thế Phi 3
1 Đại học Y dược Cần Thơ
2 Đại học y dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Tiền Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị tiên lượng biến cố tim mạch của thang điểm Zwolle ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp sau can thiệp động mạch vành qua da. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 100 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp ST chênh lên sau can thiệp động mạch vành qua da tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ từ năm 2020-2021. Kết quả: Tỉ lệ nhóm có nguy cơ thấp theo Zwolle chiếm 52%, nhóm có nguy cơ trung bình là 48% và điểm Zwolle trung bình là 3,30 ± 1,49 điểm. Biến cố tim mạch sau 30 ngày can thiệp với ghi nhận tỉ lệ 15% trong đó tử vong chiếm 2%, suy tim/đau thắt ngực là 10%, nhồi máu cơ tim tái phát chiếm 2% và tái can thiệp/phẫu thuật là 1%. Có sự liên quan có ý nghĩa giữa phân nhóm chỉ số tiên lượng Zwolle với biến cố tim mạch chính sau 30 ngày sau khi can thiệp (p < 0,001). Điểm cắt Zwolle là 4,5 là điểm cắt tốt nhất dự báo giá trị xuất hiện biến cố tim mạch chính với độ nhạy 100%, độ đặc hiệu 98,8%, diện tích dưới đường cong AUC=0,996. Kết luận: Thang điểm Zwolle có điểm số càng cao thì nguy cơ xuất hiện biến cố tim mạch càng cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Tân (2016), Nghiên cứu sự khác biệt về lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị nhồi máu cơ tim cấp ở bệnh nhân trên và dưới 65 tuổi, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Ali Shah J., Ahmed Solangi B., Batra M. K. et al. (2021), "Zwolle Risk Score for Safety Assessment of Same-day Discharge after Primary Percutaneous Coronary Intervention", J Saudi Heart Assoc, 33 (4), pp. 332-338.
3. Caddell A., Belliveau D., Moeller A. et al. (2022), "Stable Patients With STEMI Rarely Require Intensive-Care-Level Therapy After Primary PCI", CJC Open, 4 (4), pp. 390-394.
4. De Luca G., Suryapranata H., van't Hof A. W. et al. (2004), "Prognostic assessment of patients with acute myocardial infarction treated with primary angioplasty: implications for early discharge", Circulation, 109 (22), pp. 2737-2743.
5. Güner Zeynep Esra, Altay Servet (2018), "Do We Hospitalize Patients with St-Segment Elevation Myocardial I˙nfarction Longer Redundantly: Assesment of Hospitalization According to Zwolle Risk Score", The American Journal of Cardiology, 5.
6. Kalkan Kamuran (2019), "Comparison of Zwolle, Cadillac and Syntax-2 risk scores in predicting contrast nephropathy development in patients with ST elevation ", Annals of Medical Research, 26 (7).
7. Parr C. J., Avery L., Hiebert B. et al. (2022), "Using the Zwolle Risk Score at Time of Coronary Angiography to Triage Patients With ST-Elevation Myocardial Infarction Following Primary Percutaneous Coronary Intervention or Thrombolysis", J Am Heart Assoc, 11 (4), pp. e024759.
8. Thygesen K., Alpert J. S., Jaffe A. S. et al. (2018), "Fourth Universal Definition of Myocardial Infarction (2018)", Circulation, 138 (20), pp. e618-e651.
9. Tralhao A., Ferreira A. M., Madeira S. et al. (2015), "Applicability of the Zwolle risk score for safe early discharge after primary percutaneous coronary intervention in ST-segment elevation myocardial infarction", Rev Port Cardiol, 34 (9), pp. 535-541.