NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VIÊM MỦ NỘI NHÃN SAU PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN MẮT TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2016 - 2020

Nguyễn Văn Huynh 1,, Thẩm Trương Khánh Vân 2
1 Bệnh viện Mắt Quốc tế Nhật Bản
2 Bệnh viện Mắt Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của Viêm mủ nội nhãn sau phẫu thuật tại bệnh viện Mắt Trung ương giai đoạn từ 2016 đến 2020. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả loạt bệnh, 170 bệnh nhân được chẩn đoán viêm mủ nội nhãn sau phẫu thuật (VMNN) tại Bệnh viện Mắt Trung ương giai đoạn từ năm 2016 đếb 2020. Hồ sơ đủ thông tin nghiên cứu. Các tiêu chí nghiên cứu bao gồm: tuổi, giới, mắt bị bệnh, các hình thái VMNN sau phẫu thuật bệnh lý toàn thân, thời gian khởi phát triệu chứng đến khi vào viện, thị lực vào biện, nhãn áp vào viện, tình trạng giác mạc, tiền phòng, ánh đồng tử, độ đục dịch kính. Kết quả: Trung bình 170 trường hợp VMNN sau phẫu thuật mỗi năm. Tuổi trung bình trong nhóm nghiên cứu là 50,39 ± 20,64. Đối với mỗi hình thái VMNN sau phẫu thuật khác nhau có sự phân bố lứa tuổi mắc VMNN sau phẫu thuật khác nhau. VMNN sau phẫu thuật thể thủy tinh tập trung ở người lớn tuổi với 54,7% bệnh nhân trên 60 tuổi. 20,6% VMNN nội nhãn sau phẫu thuật  qua pars - plana hay gặp ở độ tuổi trưởng thành. Tỷ lệ mắc bệnh của nam và nữ không có sự khác biệt (nam/nữ=1.33/1). Mắt phải và mắt trái có tỷ lệ mắc bệnh ngang nhau. Không có sự khác biệt đáng kể giữa hai mắt. Bệnh lý toàn thân gặp ở 20,6%. Trong đó bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm đường hô hấp, sốt là các bệnh lý hay gặp. VMNN sau phẫu thuật thể thủy tinh hay gặp nhất (54.7%), VMNN sau phẫu thuật qua pars – plana và VMNN sau phẫu thuật khác chiếm tỷ lệ tương đương nha (20,6% và 20,0%). VMNN sau cắt bè phối hợp đặt thể thủy tinh nhân tạo hoặc không đặt chiếm tỷ lệ thấp nhất (4.7%). Thị lực vào viện của đa số bệnh nhân thấp (35,3% trường hợp ST (+), 44,7% trường hợp thị lực BBT). Ở bán phần trước có 71,2% giác mạc phù đục. Mủ tiền phòng gặp ở 81,2% các trường hợp. Do tình trạng viêm bán phần trước nhiều nên có 78.1% không quan sát được dịch kính, 21,9% trường hợp còn lại có dịch kính đụ độ 5 nên không uan sát được võng mạc. Kết luận: Đối với mỗi hình thái VMNN sau phẫu thuật khác nhau có sự phân bố lứa tuổi mắc MVNN khác nhau. VMNN sau phẫu thuật thể thủy tinh và sau phẫu thuật cắt bè phối hợp đặt không đặt thể thủy tinh tập trung ở tuổi già. VMNN sau phẫu thuật qua pars - plana và VMNN sau phẫu thuật khác tập trung ở trẻ em và trung tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh của nam và nữ như nhau (nam/nữ=1.33/1). Tần suất mắc bệnh liên quan đến hình thái phẫu thuật can thiệp nội nhãn. VMNN sau phẫu thể thủy tinh hay gặp nhiều nhất. Hầu hết bệnh nhân đến viện trong tình trạng viêm mủ tỏa lan cả bán phần trước và bán phần sau.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Özdek Ş, Acar Gocgıl NJR-TJOR, Diseases V (2021), VISUAL OUTCOME OF EARLY VITRECTOMY AND INTRAVITREAL ANTIBIOTICS IN ACUTE POSTSURGICAL AND POSTINTRAVITREAL INJECTION ENDOPHTHALMITIS: European Vitreo-Retinal Society Endophthalmitis Study Report Two. 1(41).
2. Das T, Kunimoto DY, Sharma S, et al. (2005), Relationship between clinical presentation and visual outcome in postoperative and posttraumatic endophthalmitis in south central India. Indian J Ophthalmol. 53(1):5-16.
3. Rahimi M, Ghassemifar V, Nowroozzadeh MH (2012), Outcome of endophthalmitis treatment in a tertiary referral center in southern iran. Middle East African journal of ophthalmology. 19(1):107-114.
4. Friling E, Johansson B, Lundström M, Montan P (2022), Postoperative Endophthalmitis in Immediate Sequential Bilateral Cataract Surgery: A Nationwide Registry Study. Ophthalmology. 129(1):26-34.
5. Phillips WB, 2nd, Tasman WS (1994), Postoperative endophthalmitis in association with diabetes mellitus. Ophthalmology. 101(3):508-518.
6. Gondhale H, Jaichandran VV, Jambulingam M, et al. (2021), Distribution and risk factors of postoperative endophthalmitis in people with diabetes. Indian J Ophthalmol. 69(11):3329-3334.