KHẢO SÁT SỨC CĂNG DỌC TOÀN BỘ THẤT PHẢI BẰNG SIÊU ÂM ĐÁNH DẤU MÔ CƠ TIM 2D Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT BỔ TRỢ PHÁC ĐỒ AC-TH”

Nguyễn Thị Thu Hằng1,, Đinh Thị Thu Hương 2, Lê Thị Lan Hương 2
1 Bệnh viện Hữu Nghị
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hóa chất bổ trợ phác đồ AC-TH đã mang lại hiệu quả điều trị tốt cho bệnh nhân  ung thư vú, tuy nhiên cũng gây ra rối loạn chức năng tim ở các bệnh nhân này. Cho đến nay, các nghiên cứu chủ yếu đánh giá rối loạn chức năng thất trái, các hiểu biết về rối loạn chức năng thất phải còn hạn chế. Sử dụng siêu âm đánh dấu mô cơ tim 2D,trong đó đánh giá sức căng dọc toàn bộ thất phải là một chỉ số tin cậy, giúp phát hiện sớm những thay đổi của thất phải, từ đó tăng cường nhận thức trong thực hành lâm sàng. Đối tượng và phương pháp: Các bệnh nhân ung thư vú điều trị hóa chất bổ trợ phác đồ AC-TH được siêu âm tim theo dõi 3 tháng/lần trong quá trình điều trị hóa chất. Với sáu lần siêu âm tim, chỉ số sức căng dọc toàn bộ thất phải (RVGLS) và sức căng dọc thành tự do thất phải (RVFWS) được khảo sát và tìm hiểu mối liên quan với độc tính lên tim của hóa chất điều trị. Kết quả: Có 33 người bệnh thuộc nhóm nghiên cứu với tuổi trung bình là 45,6  8,7; 100% là nữ trong đó 84,8% không có yếu tố nguy cơ tim mạch. Kết quả cho thấy RVGLS trung bình và RVFWS trung bình của 6 thời điểm theo dõi là -23,59 ± 3,44% và -25,83 ± 3,71%, giảm ở các thời điểm theo dõi, giảm rõ nhất ở thời điểm T2. Giá trị giảm (Δ) của RVGLS và RVFWS tương ứng là 5,75 ± 2,53 % và 7,64 ± 3,14 % và không có mối liên quan giữa RVGL và RVFWS và độc tính cơ tim do hóa chất điều trị Kết luận: Sức căng dọc toàn bộ thất phải (RVGLS) và sức căng dọc thành tự do thất phải (RVFWS) giảm trong quá trình điều trị hóa chất phác đồ AC-TH của bệnh nhân ung thư vú và chưa thấy mối liên quan giữa sự thay đổi này và độc tính cơ tim.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Unitt C, Montazeri K, Tolaney S et al. (2014). Cardiology patient page: breast cancer chemotherapy and your heart. Circulation. 129 (25).
2. Jelena Celutkien et al. (2020). Role of cardiovascular imaging in cancer patients receiving cardiotoxic therapies: a position statement on behalf of the Heart Failure Association (HFA), the European Association of Cardiovascular Imaging (EACVI) and the Cardio-Oncology Council of the European Society of Cardiology (ESC). European Journal of Heart Failure 22, 1504–1524
3. Russell S.D, Blackwell K.L, Lawrence J. et al. (2010). Independent adjudication of symptomatic heart failure with the use of doxorubicin and cyclophosphamide followed by trastuzumab adjuvant therapy: a combined review of cardiac data from the National Surgical Adjuvant breast and Bowel Project B-31 and the North Central Cancer Treatment Group N9831 clinical trials. J Am Soc Clin Oncol.. 28(21), 3416–3421
4. Luigi B Banado et al. (2020). How to do right ventricular strain. European Heart Journal - Cardiovascular Imaging, Volume 21, Issue 8, 825–827
5. Geris Mazzutti et al. (2021). Right Ventricular Function during Trastuzumab therapy for breast cancer. The International Journal of Cardiovascular Imaging.http://doi.org/10.21203/rs.3.rs721985/v1
6. Michal Laufer-Perl et al. (2022). Prevalence of right ventricular strain changes following anthracycline Therapy. Life. http://doi.org/1 0.3390/life120 20291
7. Anna Calleja et al. (2015). Right ventricular dysfunction in patients experiencing cardiotoxicity during breast cancer therapy. (2015). Journal of Oncology.http://doi.org/10.1155/2015/609194
8. Arciniegas Calle et al. (2018). Two-dimensional speckle tracking echocardiography predicts early subclinical cardiotoxicity associated with anthracycline-trastuzumab chemotherapy in patients with breast cancer. BMC Cancer. 18:1037.
9. Ferri et al. (2022). Right ventricular involvement in breast cancer patients undergoing chemotherapy.