NHIỄM KHUẨN VẾT MỔ VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là một trong những loại nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế thường gặp nhất, làm gia tăng chi phí điều trị, kéo dài thời gian nằm viện, tăng gánh nặng bệnh tật và tăng tỷ lệ tử vong. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ NKVM và các yếu tố liên quan đến của người bệnh phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM. Đối tượng-phương pháp: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang tiến cứu được thực hiện trên 859 người bệnh phẫu thuật tại Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM từ 05/2020 đến 12/2020. Các thông tin được thu thập bao gồm bệnh đái tháo đường, thang điểm ASA, kháng sinh dự phòng, loại phẫu thuật, tắm trước phẫu thuật, thời gian phẫu thuật và NKVM. Kết quả: Tỷ lệ NKVM chung là 2,2%, dao động từ 1,3% đến 20,0%. Trong đó, tỷ lệ mắc NKVM cao nhất ở phẫu thuật ruột non (SB) với 20%, kế đến là phẫu thuật tim (CARD) với 5,5%; phẫu thuật dạ dày (GAST) với 4,5%; phẫu thuật đường mật, túi mật, gan, tụy (BILI + CHOL) với 4,2%; và phẫu thuật mở hộp sọ (CRAN) với 4,1%. Thời gian trung bình từ lúc phẫu thuật cho đến khi bắt đầu NKVM là 11,9 ± 7,8 ngày, với thời gian dài nhất trong phẫu thuật tim và phẫu thuật mạch máu trên 20 ngày. Người bệnh có bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc NKVM gấp 6,5 lần (KTC 95%: 2,8-14,7); có thang điểm ASA ≥ 3 điểm thì nguy cơ mắc NKVM gấp 2,6 lần (KTC 95%: 1,8-3,6). Thời gian phẫu thuật tăng 1 giờ thì nguy cơ NKVM tăng lên 1,3 lần (KTC 95%: 1,1-1,6) và số lượng phẫu thuật viện thêm 1 người thì nguy cơ NKVM tăng lên 1,9 lần (KTC 95%: 1,3-2,9). Kết luận: Trong nghiên cứu, tỷ lệ chung của SSI là 2,2%. Thời gian trung bình từ khi phẫu thuật đến khi bắt đầu nhiễm khuẩn là 11,9 ± 7,8 ngày và các yếu tố nguy cơ có liên quan đến NKVM gồm đái tháo đường, điểm ASA cao, tăng thời gian phẫu thuật, tăng thời gian nằm viện, loại can thiệp và số lượng phẫu thuật viên tham phẫu thuật
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nhiễm khuẩn vết mổ, phẫu thuật, nhiễm khuẩn bệnh viện
Tài liệu tham khảo
2. Zimlichman, E., et al., Health Care–Associated Infections: A Meta-analysis of Costs and Financial Impact on the US Health Care System. JAMA Internal Medicine, 2013. 173(22): p. 2039-2046
3. World Health O. (2018), "Global guidelines for the prevention of surgical site infection", World Health Organization Geneva.
4. Viet Nam Ministry of Health, Guidelines for the prevention of surgical site infection issued under the Decision No.3671/QD-BYT dated September 27, 2012. 2012, Viet Nam Ministry of Health: Ha Noi.
5. Viet Hung, N., et al., Surgical Site Infection Rates in Seven Cities in Vietnam: Findings of the International Nosocomial Infection Control Consortium. Surg Infect (Larchmt), 2016. 17(2): p. 243-9.
6. Fields, A.C., J.C. Pradarelli, and K.M.F. Itani, Preventing Surgical Site Infections: Looking Beyond the Current Guidelines. JAMA, 2020. 323(11): p. 1087-1088
7. Harbarth S, Huttner B, Gervaz P, Fankhauser C, Chraiti MN et al. (2008) Risk factors for methicillin-resistant Staphylococcus aureus surgical site infection. Infect Control Hosp Epidemiol 29: 890-893
8. Mawalla B, Mshana SE, Chalya PL, Imirzalioglu C, Mahalu W (2011) Predictors of surgical site infections among patients undergoing major surgery at Bugando Medical Centre in Northwestern Tanzania. BMC Surg
9. Nguyễn Đình Xướng và cộng sự (2017), “Khảo sát tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ và các yếu tố liên quan tại khoa ngoại thần kinh Bệnh viện Nguyễn Tri Phương 2014-2016”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh.