KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TẠO HÌNH KHE HỞ MÔI MỘT BÊN TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Văn Ninh Nguyễn 1,, Thị Hòa Lê 1, Đình Tuyên Vũ 2
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
2 Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình khe hở môi một bên tại Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên năm 2019-2020. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không đối chứng trên 36 bệnh nhân 7 – 28 tháng tuổi (27 nam, 9 nữ) trong nghiên cứu được tiến hành khám đánh giá tình trang khe hở môi và được tiến hành phẫu thuật tạo hình môi theo phương pháp Millard cải tiến. Bệnh nhân được khám, đánh giá và chăm sóc sau phẫu thuật tại bệnh viện và tái khám sau phẫu thuật 3 tháng, 6 tháng theo thang điểm Mortier. Kết quả và kết luận: 100% bệnh nhân không gặp các biến chứng sớm: chảy máu sau mổ, nhiễm trùng vết mổ, bục chỉ vết mổ, tụ máu bầm tím tại chỗ, đầu vạt/vạt bị hoại tử. Sau phẫu thuật 3 tháng, 6 tháng: 83,33% bệnh nhân đạt kết quả tốt trong đó: 86,11% môi trắng cân đối, 100% nhân trung cân đối, 66,67% môi đỏ cân đối, 100% không có lỗ dò và khuyết hổng thứ phát. Tỉ lệ sẹo dãn thẩm mĩ, giấu sẹo tốt sau phẫu thuật 3 tháng là 75%, 6 tháng là 86,11%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Bắc Hùng (2005), Phẫu thuật tạo hình, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, trang 143-148
2. Adekunle Moses Adetayo, Modupe Olushola Adetayo, Wasiu Lanre Adeyemo et al. (2019) “Unilateral cleft lip: evaluation and comparison of treatment outcome with twosurgical techniques based on qualitative (subject/guardian and professional) assessment” J Korean Assoc Oral Maxillofac Surg 2019;45:141-151
3. Taiwo O. Abdurrazaq, Adeyemi O. Micheal, Adeyemo W. Lanre, et la (2013) “Surgical outcome and complications following cleft lip and palate repair in a teaching hospital in Nigeria” African Journal of Paediatric Surgery, October-December 2013 , Vol 10 , Issue 4, p345-357
4.Nguyễn Hoàng Minh (2016) “Kết quả tạo hình khe hở môi một bên toàn bộ bằng phương pháp Millard cải tiến kết hợp tạo hình mũi thì đầu” Kỷ yếu Hội nghị Khoa học - Công nghệ tuổi trẻ các trường Đại học, Cao đẳng Y - Dược Việt Nam lần thứ XVIII năm 2016, tr 268-271.
5. Đặng Hoàng Thơm, Nguyễn Thanh liêm (2013) “Đánh giá kết quả phẫu thuật tạo hình khe hở môi một bên ở trẻ sơ sinh bằng kỹ thuật Onizuka cải tiến” Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh, chuyên đề ngoại nhi, tập 17, số 3 năm 2013, trang 1-7.
6. Rajanikanth B.R., Krishna S.R., Sharma S.M., ete. (2012). Assessment of Deformities of the Up and Nose in Cleft Lip Alveolus and Palate Patients by a Rating Scale. J. Maxiilofac. Oral Surg, 11,38 - 46.
7. Mortier M.A. (1997). Evaluation of the results of cleft lip and palate surgical treatment. Cieft palate - craniofacial journal, 34, 247- 255.
8. Nguyễn Văn Minh (2009). Đánh giá vai trò tạo hình chữ Z ở trên đường viền da –môi đỏ trong phương pháp Millard mổ khe hở môi một bên toàn bộ. Luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, Đại học Y Hà Nội.