KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT UNG THƯ NIÊM MẠC MÁ TẠI BỆNH VIỆN K
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật ung thư niêm mạc má tại Bệnh viện K giai đoạn 2017 - 2022. Đối tượng nghiên cứu: 50 bệnh nhân ung thư niêm mạc má được chẩn đoán và điều trị tại Bệnh viện K trong thời gian từ T1/2017-T06/2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu. Kết quả: Tuổi trung bình: 55,6 ± 8,3; nam/nữ là 1:1; 72,0% bệnh nhân có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ như ruợu, thuốc lá hoặc nhai trầu; Giai đoạn II chiếm tỷ lệ cao nhất 42,0%; Mô bệnh học với ung thư biểu mô vảy chiếm đa số với 94,0% trong đó ung thư biểu mô vảy độ 2 chiếm cao nhất với 59,6%, độ sâu xâm nhập u > 5mm: 60%; 100% bệnh nhân cắt rộng u kèm tạo hình bằng vạt tại chỗ hoặc vạt tự do; 70,0% bệnh nhân vét hạch cổ chọn lọc; biến chứng liệt nhánh bờ hàm dưới là 2,0%, hoại tử vạt 2,0%; Kết quả phẫu thuật tốt 82,0%. Kết luận: Ung thư niêm mạc má thường gặp sau tuổi trung niên, các yếu tố nguy cơ như rượu, thuốc lá hoặc nhai trầu. Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính, bên cạnh đảm bảo diện cắt thì kết quả tạo hình bằng vạt tại chỗ hoặc vạt tự do là mối quan tâm hàng đầu có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư niêm mạc má, phẫu thuật, biến chứng phẫu thuật, vạt tự do
Tài liệu tham khảo
2. Ganpathi Iyer S, Pradhan SA, Pai PS, Patil S. Surgical treatment outcomes of localized squamous carcinoma of buccal mucosa. Head Neck. 2004;26(10):897-902. doi:10.1002/ hed.20096
3. Sagheb K, Blatt S, Kraft IS, et al. Outcome and cervical metastatic spread of squamous cell cancer of the buccal mucosa, a retrospective analysis of the past 25 years. J Oral Pathol Med. 2017;46(6):460-464. doi:10.1111/jop.12537
4. Lee K, Veness M, Pearl-Larson T, Morgan G. Role of combined modality treatment of buccal mucosa squamous cell carcinoma. Aust Dent J. 2005;50(2):108-113. doi:10.1111/j.1834-7819.2005.tb00349.x
5. Patrícia Carlos Caldeira, Andrea María López Soto, Maria Cássia Ferreira de Aguiar et al (2020). Tumor depth of invasion and prognosis of early‐stage oral squamous cell carcinoma: A meta‐analysis. Oral diseases, 26 (7), 1357-1365.
6. Sim Y C, Hwang JH và Ahn KM (2019). Overall and disease-specific survival outcomes following primary surgery for oral squamous cell carcinoma: analysis of consecutive 67 patients. Journal of the Korean Association of Oral and Maxillofacial Surgeons, 45 (2), 83-90.
7. Jing J, Li L, He W, Sun G. Prognostic Predictors of Squamous Cell Carcinoma of the Buccal Mucosa With Negative Surgical Margins. J Oral Maxillofac Surg. 2006;64(6):896-901. doi:10.1016/ j.joms.2006.02.007.
8. D’Alessandro A F, Pinto F R, Lin C S et al (2015). Oral cavity squamous cell carcinoma: factors related to occult lymph node metastasis☆☆☆. Brazilian journal of otorhinolaryngology, 81, 248-254.