HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ NỘI NHA TRÊN RĂNG CÓ SANG THƯƠNG QUANH CHÓP CỦA XI-MĂNG TRÁM BÍT ỐNG TỦY NỀN CALCIUM SILICATE
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá mức độ đau (đau tự phát và đau khi ăn nhai) sau trám bít hệ thống ống tủy bằng Xi-măng nền Calcium Silicate tại thời điểm 6h, 12h, 24h và 72h. Đánh giá kích thước sang thương quanh chóp trên X-quang tại thời điểm ngay sau khi trám bít hệ thống ống tủy, 3 tháng, 6 tháng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu báo cáo hàng loạt ca, thực hiện trên 16 răng một chân có bệnh lý sang thương quanh chóp, được trám bít hệ thống ống tủy bằng Xi-măng nền Calcium Silicate của 15 bệnh nhân (trên 18 tuổi) tại Bệnh viện Quận 1 trong thời gian từ tháng 07/2020 đến 03/2021. Kết quả: Đối tượng nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 50,6 tuổi, nữ chiếm 43,7%. Có 37,5% bệnh nhân có áp-xe quanh chóp răng, sau 3 tháng 100% các răng không còn áp-xe, không còn dấu chứng lâm sàng. Mức độ đau tự phát và đau khi ăn nhai trung bình của bệnh nhân cao nhất là ngay sau khi trám bít hệ thống ống tủy theo thang đo VAS (3,8 điểm và 3,9 điểm), sau đó giảm dần ở các thời điểm sau đó 6 giờ, 12 giờ, 24 giờ và thấp nhất là sau 72 giờ trám bít hệ thống hệ thống ống tủy (0 điểm). Diện tích trung bình vùng thấu quang đo bằng phần mềm ImageJ và đánh giá tình trạng sang thương quanh chóp trên X-quang theo chỉ số PAI ngay tại thời điểm ngay sau khi trám bít hệ thống ống tủy cao hơn so với 3 tháng, 6 tháng và tại thời điểm 3 tháng cao hơn 6 tháng (p<0,05). Kết luận: Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả của xi măng trám bít ống tủy nền calcium silicat trong điều trị sang thương quanh chóp mạn: chữa lành hoặc cải thiện tình trạng phá hủy xương quanh chóp, có dấu hiệu tái tạo xương trên X-quang.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
sang thương quanh chóp, xi-măng, calcium silicate
Tài liệu tham khảo
2. Võ Thị Thủy Tiên (2017) Hiệu quả kháng khuẩn và độc tính với tế bào xương của xi măng trám bít ống tủy BioRoot RCS: nghiên cứu In Vitro, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học y dược Thành Phố Hồ Chí Minh,
3. Atav Ates A, Dumani A, Yoldas O, Unal I (2019) "Post-obturation pain following the use of carrier-based system with AH Plus or iRoot SP sealers: a randomized controlled clinical trial". Clin Oral Investig, 23 (7), 3053-3061.
4. Gadzhula NG (2016) "Clinical Effectiveness of Treatment The Patients With Chronic Apical Periodontitis". International Journal of Medicine and Medical Research, volume 2 (Issue 2), p. 30-33.
5. Kawther Bel Haj Salah, Sabra Jaâfoura, Mahdi tlili, Marwa Ben Ameur, Saida Sahtout1 (2021) "Outcome of Root Canal Treatment of Necrotic Teeth with Apical Periodontitis Filled with a Bioceramic-Based Sealer". International Journal of Dentistry, 2021, 1-8.
6. PrzemysBaw Reszka, Alicja Nowicka, Mariusz Lipski, WBodzimierz Dura, Agnieszka Drofdzik, and KrzysztofWofniak (2016) "A Comparative Chemical Study of Calcium Silicate-Containing and Epoxy Resin-Based Root Canal Sealers". elsevierhealth,
7. Sasha Dimitrova-Nakova, Emel Uzunoglua, Hector Ardila-Osorioa, Anne Baudrya, Gilles Richardb, Odile Kellermanna, Michel Goldberga (2015) "In vitro bioactivity of BiorootTM RCS, via A4 mouse pulpal stem cells".
8. Silva Almeida LH, Moraes RR, Morgental RD, Pappen FG (2017) "Are Premixed Calcium Silicate-based Endodontic Sealers Comparable to Conventional Materials? A Systematic Review of In Vitro Studies". J Endod, 43 (4), 527-535.