KẾT QUẢ CHĂM SÓC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH LỌC MÁU CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA XANH PÔN

Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh 1,
1 Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang 186 người bệnh lọc máu chu kỳ tại Đơn nguyên thận nhân tạo Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn từ tháng 1/2021 đến tháng 1/2022. Người bệnh > 18 tuổi, thời gian lọc máu chu kỳ > 3 tháng và đồng ý tham gia nghiên cứu. Công cụ thu thập thông tin là bộ câu hỏi được thiết kế dựa trên nội dung và biến số nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu: Tuổi thấp nhất là 19, tuổi cao nhất là 91, tuổi trung bình là 60 ±16,3. NB nam 47,3%, nữ 52,7%. 26,9% NB có thời gian lọc máu < 1 năm, 18,2% NB có thời gian lọc máu > 10 năm. 12,9% NB ca lọc máu 1 có thời gian lọc máu < 1 năm. Ca lọc máu 2 có 11,8% NB có thời gian lọc máu > 10 năm. Hơn 93% NB được điều dưỡng chăm sóc theo dõi tốt cân nặng, hoạt động của máy và diễn biến các biến chứng. Tỷ lệ NB hài lòng với sự chăm sóc của điều dưỡng rất cao >90% ở một số hoạt động như hướng dẫn uống thuốc, vệ sinh, theo dõi sự tăng cân, theo dõi biến chứng và động viên an ủi NB . Tỷ lệ chưa hài lòng hay gặp nhất ở việc hướng dẫn hoạt động thể lực chiếm 23,7%. Hơn 90% NB hài lòng với tư vấn, cung cấp thông tin, giải đáp thắc mắc cho NB của điều dưỡng kinh nghiệm > 1 năm. Điểm trung bình về mức độ hài hòng của NB về hoạt động tư vấn, chăm sóc và thái độ của điều dưỡng > 4 điểm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. KDIGO (2012), “Clinical Practice Guideline for anemia in chronic kideney disease”, Kidney Internation, Vol. 2, pp.279-335.
2. Bệnh học Nội khoa tập 1 (2012), “Bệnh thận mạn và suy thận mạn tính định nghĩa và chẩn đoán”, Nhà xuất bản y học, trang 398-425.
3. Nguyễn Thị Thu Hà (2020), “Khả năng tự quản chăm sóc và một số yếu tố liên quan của người bệnh lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang’’, Luận văn thạc sĩ.
4. Nguyễn Hoàng Lan (2017), “Chất lượng cuộc sống của những BN STMGĐC LMCK tại bệnh viện quận Thủ Đức”, Đại học y dược, Đại học Huế.
5. Mahmoud S.A.A, Selim M., Raouf H.A. Assessment of Self-Care Practice of patients on Maintenance Hemodialysis at Cairo University Hospitals. Assessnent. 2014
6. Hemmati M.M, Shams S (2015). “A Comparison of Face to Face and Video-Based Self Care Education on Quality of Life of Hemodialysis Patients”. International journal of community based nursing and midwifery, 3(3), tr. 234-243.16.
7. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2021), “Sự hài lòng người bệnh về giao tiếp của người điều dưỡng”, Tạp chí Y học Việt Nam, Tập 506 số 1