ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG, TÌNH TRẠNG DỊCH Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu chỉ số tình trạng dịch ở bệnh nhân suy tim độ II, III, IV theo NYHA. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 105 bệnh nhân suy tim mạn tính theo NYHA II - IV được tiến hành đo các chỉ số về tình trạng dịch, dinh dưỡng bằng BCM (Body Composition Monitor). Nghiên cứu: Mô tả, cắt ngang. Kết quả: Bệnh nhân suy tim là nam giới có tuổi trung bình thấp hơn so với nữ giới (68,71 ± 12,86 tuổi so với 75,19 ± 12,45 tuổi, p < 0,05); có chỉ số BMI trung bình cao hơn nhóm thiếu cân và nhóm thừa cân (47,63% so với 22,86% và 29,52%, p < 0,01); suy tim theo NYHA độ III cao hơn so với bệnh nhân suy tim độ II và độ IV (44,76% so với 29,52% và 25,71%, p < 0,05). Bệnh nhân suy tim có thừa dịch cao hơn số bệnh nhân suy tim thiếu dịch và đẳng dịch (63,81% so với 5,71% và 30,48%, p < 0,001). Bệnh nhân có lượng dịch nội bào/trọng lượng cơ thể ở mức cao có tỷ lệ thấp hơn bệnh nhân có lượng dịch nội bào/trọng lượng cơ thể ở mức thấp (17,14% so với 82,86 %, p < 0,001). Kết luận: Bệnh nhân suy tim có biểu hiện thừa dịch bao gồm tổng lượng dịch, dịch ngoại bào, dịch nội bào, khối lượng dịch dư thừa; lượng dịch dư thừa tăng dần theo mức độ nặng của suy tim.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Suy tim mạn tính, tình trạng dịch cơ thể, máy Body Composition Monitor
Tài liệu tham khảo
2. Pellicori P et al (2015), “Fluid Management in Patients with Chronic Heart Failure”, Cardiac Failure Review, 01 Oct 2015, 1(2):90-95, DOI: 10.15420/cfr.2015.1.2.90.
3. Hồ Xuân Minh (2005), Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ Natri máu, niệu ở bệnh nhân suy tim mạn tính, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Quân y, Hà Nội.
4. Phạm Ngọc Phúc (2006), Nghiên cứu các chỉ số biến thiên nhịp tim bằng Holter điện tim 24 giờ ở bệnh nhân suy tim mạn tính, Luận văn chuyên khoa 2, Học viện Quân y, Hà Nội.
5. Paul A. Heidenreich et al (2022), “2022 AHA/ACC/HFSA Guideline for the Management of Heart Failure: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Joint Committee on Clinical Practice Guidelines”, Circulation, Volume 145, Issue 18, 3 May 2022; Pages e895-e1032, https://doi.org/10.1161/CIR.0000000000001063.
6. Philipson H, Ekman I, Forslund HB, et al (2013), “Salt and fluid restriction is effective in patients with chronic heart failure”, Eur J Heart Fail. 2013;15:1304–1310. Crossref. PubMed.