ĐẶC ĐIỂM VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN VIÊM TỤY CẤP MỨC ĐỘ NẶNG THEO PHÂN ĐỘ CTSI TẠI TRUNG TÂM HỒI SỨC TÍCH CỰC BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Lương Quốc Chính 1,2,3,, Nguyễn Anh Tuấn 1,2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Hà Nội
3 Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm và kết quả điều trị tụy cấp nặng để đưa ra một số nhận xét về điều trị của nhóm bệnh nhân này, hỗ trợ vào quá trình điều trị, tiên lượng bệnh nhân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả đặc điểm và kết quả điều trị của 46 bệnh nhân được viêm tụy cấp, được chụp cắt lớp vi tính bụng có tiêm thuốc cản quang và phân độ CTSI mức độ nặng, điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai từ năm 2021 đến năm 2022. Kết quả: Điểm SOFA trung bình của nhóm bệnh nhân là 7 ± 4, điểm APACHE II trung bình là 11 ± 6. Mức độ hoại tử dưới 30% chiếm 45,6%, từ 30 – 50% chiếm 26,1%, trên 50% chiếm 28,3%. 44 bệnh nhân được dẫn lưu dịch ổ bụng từ 1 đến 4 lần, phổ biến nhất là 1 và 2 lần dẫn lưu, chiếm 36,9% và 34,8%. 67,4% số bệnh nhân viêm tụy cấp nặng không có chỉ định phẫu thuật. Bệnh nhân được phẫu thuật nhiều nhất là 3 lần. 96% số bệnh nhân được dùng kháng sinh dự phòng. Số ngày điều trị trung bình là 22 ± 19. Tỷ lệ tử vong là 32,6%. Bệnh nhân được nuôi ăn sớm có tỷ lệ tử vong thấp hơn, bệnh nhân có nhiễm khuẩn từ trước có tỷ lệ tử vong cao hơn so với nhóm còn lại. Kết luận: Viêm tụy cấp nặng là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao, lên đến trên 30%. Hầu hết bệnh nhân được dẫn lưu dịch ổ bụng và dùng kháng sinh dự phòng trong quá trình điều trị. Bệnh nhân nuôi ăn sớm và không có nhiễm khuẩn từ trước có tỷ lệ tử vong thấp hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vikesh K. Singh et al: Early Systemic Inflammatory Response Syndrome is associated with Severe Acute Pancreatitis. Clinical Gastroenterol & Hepatol. 2009;7: 1247 – 1251.
2. Raghuwanshi S, Gupta R, Vyas MM, Sharma R. CT Evaluation of Acute Pancreatitis and its Prognostic Correlation with CT Severity Index. J Clin Diagn Res JCDR. 2016;10(6):TC06-11.
3. Garret C, Péron M, Reignier J, et al. Risk factors and outcomes of infected pancreatic necrosis: Retrospective cohort of 148 patients admitted to the ICU for acute pancreatitis. United Eur Gastroenterol J. 2018;6(6):910-918.
4. Husu HL, Valkonen MM, Leppäniemi AK, Mentula PJ. Occurrence and Risk Factors of Infected Pancreatic Necrosis in Intensive Care Unit-Treated Patients with Necrotizing Severe Acute Pancreatitis. J Gastrointest Surg Off J Soc Surg Aliment Tract. Published online May 13, 2021.
5. Singh S, Prakash S, Kaushal D, Chahal H, Sood A. Percutaneous Catheter Drainage in Acute Infected Necrotizing Pancreatitis: A Real-World Experience at a Tertiary Care Hospital in North India. Cureus. 2022;14(8).
6. Büchler MW, Gloor B, Müller CA, Friess H, Seiler CA, Uhl W. Acute necrotizing pancreatitis: treatment strategy according to the status of infection. Ann Surg. 2000;232(5):619-626.
7. Isenmann R, Rau B, Beger HG. Bacterial infection and extent of necrosis are determinants of organ failure in patients with acute necrotizing pancreatitis. Br J Surg. 1999;86(8):1020-1024. doi:10.1046/j.1365-2168.1999.
8. Zeng YB, Zhan XB, Guo XR, et al. Risk factors for pancreatic infection in patients with severe acute pancreatitis: an analysis of 163 cases. J Dig Dis. 2014;15(7):377-385.