THỰC TRẠNG TIẾP THU KIẾN THỨC MODULE HỆ CƠ QUAN CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ HAI CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI NGÀNH Y TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN

Thị Bình Nguyễn 1,, Xuân Đàn Trịnh 1, Thị Sinh Nguyễn 1, Thị Lệ Chi Hoàng 1, Thị Nguyệt Linh Đoàn 1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá thực trạng tiếp thu kiến thức Module hệ cơ quan của sinh viên năm hai chương trình đổi mới ngành y khoa tại trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang, nghiên cứu định lượng kết hợp định tính tất cả sinh viên y khoa năm thứ 2 sau khi hoàn thành 6 module hệ cơ quan theo chương trình đổi mới ngành y khoa. Kết quả: Qua khảo sát 343 SV: 100% sinh viên truy cập vào khóa học trên hệ thống Elearning, 86% sinh viên truy cập elearning đọc đề cương chi tiết, hướng dẫn học tập, lịch học trước khi bắt đầu học mỗi module; 70-80% sinh viên truy cập elearning xem bài giảng mẫu, ca lâm sàng, tài liệu tham khảo. Tỷ lệ sinh viên chủ động chuẩn bị bài trước mỗi buổi học theo đúng hướng dẫn học tập chiếm 70,3%; sinh viên tham gia thảo luận nhóm chiếm 74,9%; tỉ lệ sinh viên trả lời được các câu hỏi trong giờ thảo luận ca lâm sàng là 51,3%. Kết quả học tập các module của sinh viên: 97% sinh viên đạt (điểm > 4,0), chỉ có 3% số sinh viên không đạt (điểm <4,0) và chiếm tỉ lệ cao nhất là ở mức trung bình 48,7% , số sinh viên giỏi chiếm 4% và sinh viên kém chiếm 3,05%. Trong 6 module thì module tiết niệu có số sinh viên đạt kết quả khá là cao nhất 149 sinh viên chiếm 37% và chỉ có 2 sinh viên là có kết quả kém. Số sinh viên đạt xuất sắc (5 sinh viên) và giỏi (67 sinh viên) cũng chiếm tỉ lệ cao nhất. Kết luận: Phương pháp giảng dạy tích cực/ lồng ghép các kiến thức y học cơ sở và lâm sàng đã thúc đẩy được sự chủ động cũng như sự hứng thú hơn của sinh viên trong quá trình tiếp thu các kiến thức các môn tiền lâm sàng. Vì vậy, phương pháp giảng dạy đổi mới này có thể thay thế phương pháp giảng dạy truyền thống cho đối tượng sinh viên y khoa năm thứ 2  nhưng cần có sự điều chỉnh cho hợp lý để nâng cao chất lượng đào tạo, đạt được chuẩn đầu ra của nhà trường. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Al- Damegh S, Baig LA. Comparison of an integrated problembased learning curriculum with the traditional discipline-based curriculum in KSA. J Coll Physicians Surg Pak 2005;15:605–8.
2. Custers EJ, Cate OT. Medical students' attitudes towards and perception of the basic sciences: a comparison between students in the old and the new curriculum at the University Medical Center Utrecht, The Netherlands. Med Educ 2003;36:1142–50
3.Ghosh S, Pandya HV. Implementation of integrated learning program in neurosciences during first year of traditional medical course: perception of students and faculty. BMC Med Educ 2008;8:44.
4. Muller JH, Jain S, Loeser H, Irby DM. Lessons learned about integrating a medical school curriculum: perceptions of students, faculty and curriculum leaders. Med Educ 2008;42:778–85.
5. Shimura T, Aramaki T, Shimizu K, Miyashita T, Adachi K, Teramoto A. Implementation of integrated medical curriculum in Japenese medical schools. J Nippon Med Sch 2004;71:11–16.
6. Vyas R, Jacob M, Faith M, Isaac B, Rabi S, Sathishkumar S, et al. An effective integrated learning programme in the first year of the medical course. Natl Med J India 2008;21:21–6.
7. Williams G, Lau A. Learning in practice. Reform of undergraduate medical teaching in the United Kingdom: a triumph of evangelism over common sense. Br Med J 2004;329:92–4.