ĐẶC ĐIỂM CƠ CẤU BỆNH TẬT TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ CỦA CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VÙNG TÂY NGUYÊN NĂM 2014

Nguyễn Xuân Kiên 1,, Nguyễn Văn Ba2
1 Học viện Quân y
2 Học viện quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: mô tả đặc điểm cơ cấu bệnh tật trong các cơ sở y tế của cộng đồng các dân tộc vùng Tây Nguyên năm 2014. Phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn lựa những hồ sơ bệnh án thỏa mãn các tiêu chí đưa vào nghiên cứu. Kết quả: Lứa tuổi mắc bệnh phải nhập viện điều trị chủ yếu là từ 20-30 tuổi. Một số bệnh phổ biến thường gặp ở người lớn khi đến bệnh viện là đẻ thường, mổ đẻ, mạo phá thai, sỏi thận, niệu quản, tiêu chảy cấp, u cơ trơn tử cung, viêm phổi, viêm phế quản. Một số bệnh phổ biến ở trẻ em là viêm phổi, viêm phế quản, tiêu chảy cấp, viêm đường hô hấp trên. ngoài ra một số bệnh khác gặp với tỉ lệ cao là chấn thương nội sọ, vỡ xương sọ mặt, vết thương mắt và hốc mắt, vết thương nông đầu. Kết luận: Tuổi mắc các bệnh tật chủ yếu là tuổi trẻ (20-30 tuổi). Ở người lớn bệnh phổ biến thường gặp là đẻ thường, mổ đẻ, nạo phá thai. Ở trẻ em bệnh thường gặp là viêm phổi, viêm phế quản, tiêu chảy cấp. Một số bệnh lý khác là các chấn thương nội nọ, vết thương vùng đầu mặt cổ chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu bệnh tật.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Đàm Viết Cương, Trần Thị Mai Oanh, Dương Huy Lương, Nguyễn Khánh Phương, Trần Văn Tiến, Vũ Thị Minh Hạnh, Phan Hồng Vân (2007). Đánh giá tình hình chăm sóc sức khỏe cho người nghèo tại năm tỉnh miền núi phía bắc và Tây Nguyên. Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến, 1 – 3.
2. Sở y tế Đắk Lắk (2022). Gánh nặng từ các bệnh không lây nhiễm. Trang thông tin sở Y tế tỉnh Đắk Lắk.
3. Bộ Y tế Việt Nam (2014). Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2014 - Tăng cường dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm, 1-40.
4. Nguyễn Thị Thanh Hoa, Vũ Thị Ngọc Mai (2019). Khảo sát mô hình bệnh tật chuyển tuyến tại khoa Nhi – bệnh viện Bình Thạnh năm 2016 – 2018. Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở. Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Bosk E.A., Veinot T., Iwashyna T.J., et al. (2011), Which Patients, and Where: A Qualitative Study of Patient Transfers from Community Hospitals. Med Care, 49(6): 592–598.
6. Alessandro Lomi, Daniele Mascia, Duy Quang Vu, et al. (2014), Quality of Care and Interhospital Collaboration: A Study of Patient Transfers in Italy. Med Care, 52(5): 407–414.
7. Vũ Đình Hùng, Kiều Thị Hoa, Hoàng Bùi Hải (2019). Cơ cấu bệnh tật tại khoa cấp cứu Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội, năm 2019. Tạp chí nghiên cứu Y học, 147 (11): 317-323.