ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ PHÒNG VIÊM PHỔI LIÊN QUAN ĐẾN THỞ MÁY CỦA HỆ THỐNG HÚT KÍN Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO

Trần Tiến Lực1, Trịnh Văn Đồng 1, Lưu Quang Thùy 2,
1 Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá tác dụng dự phòng viêm phổi lien quan đến thở máy của hệ thống hút kín so với hệ thống hút hở ở bệnh nhân chấn thương sọ não thở máy. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp can thiệp thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng. Chia các bệnh nhân được chẩn đoán chấn thương sọ não đơn thuần Glasgow ≤8 điểm, thở máy trên 48h có chỉ định mổ hoặc không, tham gia nghiên cứu thành 2 nhóm. Nhóm 1 là nhóm các bệnh nhân sử dụng hệ thống hút kín và nhóm 2 là các bệnh nhân sử dụng hệ thống hút hở. Các bệnh nhân tham gia được theo dõi đánh giá viêm phổi liên quan đến thở máy hàng ngày cho đến khi cai máy ra khỏi khoa hồi sức tích cực. Kết quả: Trong 101 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, với 49 bệnh nhân được lắp hệ thống hút hở và 52 bệnh nhân được lắp hệ thống hút kín. Tỷ lệ viêm phổi liên quan đến thở máy của các bệnh nhân tham gia nghiên cứu là 44,5% trong đó 55,1% ở nhóm hút hở và 34,6% ở nhóm hút kín, khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống kê với p=0,038<0.05. Thêm vào đó, nhóm hệ thống hút kín còn có thời gian thở máy và thời gian nằm hồi súc ít hơn. Sự khác biệt về các loại vi khuẩn gây viêm phổi liên quan đến thở máy ở hai nhóm là như nhau. Kết luận: Hệ thống hút kín giúp giảm tỷ lệ viêm phổi liên quan đến thở máy, giảm số ngày thở máy và nằm hồi sức.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Rumbak MJ. VAP: Strategies for prevention and treatment. J Respir Dis. 2000;21(5):321-321.
2. Trịnh Văn Đồng. Nghiên cứu nhiễm khuẩn hô hấp ở bệnh nhân chấn thương sọ não phải thở máy. Luận Án Tiến Sĩ Học- Bộ Tế. Published online 2004.
3. American Association for Respiratory Care. AARC Clinical Practice Guidelines. Endotracheal suctioning of mechanically ventilated patients with artificial airways 2010. Respir Care. 2010;55(6):758-764.
4. David D, Samuel P, David T, Keshava SN, Irodi A, Peter JV. An open-labelled randomized controlled trial comparing costs and clinical outcomes of open endotracheal suctioning with closed endotracheal suctioning in mechanically ventilated medical intensive care patients. J Crit Care. 2011;26(5):482-488.
5. Heyland DK, Cook DJ, Griffith L, Keenan SP, Brun-Buisson C. The attributable morbidity and mortality of ventilator-associated pneumonia in the critically ill patient. Am J Respir Crit Care Med. 1999;159(4):1249-1256.
6. Fox MY. Toward a zero VAP rate: personal and team approaches in the ICU. Crit Care Nurs Q. 2006;29(2):108-114.
7. Combes P, Fauvage B, Oleyer C. Nosocomial pneumonia in mechanically ventilated patients, a prospective randomised evaluation of the Stericath closed suctioning system. Intensive Care Med. 2000;26(7):878-882.
8. Lorente L, Lecuona M, Jiménez A, Mora ML, Sierra A. Tracheal suction by closed system without daily change versus open system. Intensive Care Med. 2006;32(4):538-544.
9. Siempos II, Vardakas KZ, Falagas ME. Closed Tracheal Suction Systems for Prevention of Ventilator-Associated Pneumonia. Centre for Reviews and Dissemination (UK); 2008. Accessed October 5, 2022. https:// www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK75705/
10. Elmansoury A, Said H. Closed suction system versus open suction. Egypt J Chest Dis Tuberc. 2016;66(3). Accessed October 5, 2022. https://cyberleninka.org/article/n/1472491