NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CHỤP CLVT TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN CHẤN THƯƠNG GAN

Vĩnh Hiệp Đặng 1,
1 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu giá trị của chụp CLVT trong chẩn đoán và điều trị bảo tồn chấn thương gan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu, 51 bệnh nhân bị chấn thương gan, tại bệnh viện Nhân Dân 115 từ tháng 1/2017 đến 12/2018. Kết quả: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: Nam 70,6%; nữ 29,4%; tuổi trung bình 33,65±14,17; TNGT chiếm 82,4%. Giá trị của cắt lớp vi tính trong điều trị bảo tồn chấn thương gan. Điều trị bảo tồn thành công 82,4%; tắc mạch 9,8%; phẫu thuật 7,8%. Phẫu thuật và tắc mạch chủ yếu có độ tổn thương IV và V, chỉ 01 trường hợp độ III phẫu thuật do tổn thương rách túi mật đi kèm. Trong những trường hợp có huyết động ổn định: tổn thương độ I-II-III điều trị bảo tồn 100%; độ IV với 90% thành công và độ V là 22,2%. Tổn thương rách gan 100% bảo tồn thành công; dập gan 94,7%; dập – rách 72,4%. Tỉ lệ điều trị bảo tồn thành công tỉ lệ nghịch với mức độ dịch tự do trong ổ bụng mức độ: nhiều 50%; vừa 75% và ít 90,3%. Kết luận: CLVT rất có giá trị trong chẩn đoán mức độ chấn thương gan, từ đó đưa ra các phương án điều trị phù hợp cho bệnh nhân. CLVT giúp chỉ định điều trị bảo tồn chấn thương gan được áp dụng nhiều hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Bình Giang (2014), “Chấn thương gan”, Chấn thương bụng, Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội, tr: 53-138.
2. Trần Vĩnh Hưng, Nguyễn Phan Tú Dung (2008), “Điều trị bảo tồn không mổ chấn thương gan do chấn thương bụng kín”, Y học Việt Nam, số 1, tr: 23 – 33.
3. Mirvis SE., Whitley NO., Vainwright JR, et al (1989), “Blunt hepatic trauma in adults: CT-based classification and correlation with prognosis and treatment”, Radiology. 1989 Apr;171(1):27-32.
4. Vũ Thanh Xuân (2009), Nghiên cứu hình ảnh cắt lớp điện toán và siêu âm trong chẩn đoán chấn thương gan được điều trị bảo tồn, Luận văn Bác sĩ chuyên khoa cấp 2, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
5. Poletti PA., Mirvis SE., Shanmuganathan K., et al (2000), “CT Criteria for Management of Blunt Liver Trauma: Correlation with Angiographic and Surgical Findings”, Radiology; 216:418–427.
6. Ngô Quang Duy, Nguyễn Văn Hải (2013), “Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn không mổ vỡ gan chấn thương”, Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 17, số 6, tr. 166-171.
7. Buci S., Torba M., Gjata A., et al (2017), “The rate of success of the conservative management of liver trauma in a developing country”, World Journal of Emergency Surgery (2017) 12:24.