KẾT QUẢ GÂY TẮC ĐỘNG MẠCH PHẾ QUẢN ĐIỀU TRỊ HO RA MÁU TẠI TRUNG TÂM HÔ HẤP, BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 TRONG 5 NĂM

Đào Ngọc Bằng 1,2,, Bạch Quốc Tuấn 1,2, Tạ Bá Thắng 1,2
1 Bệnh viện Quân y 103
2 Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả gây tắc động mạch phế quản điều trị ho ra máu tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Quân y 103 trong 5 năm (từ 01/2016 đến 01/2021). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả tiến cứu, theo dõi dọc trên 102 bệnh nhân ho ra máu được gây tắc động mạch phế quản tại Trung tâm hô hấp, Bệnh viện Quân y từ 01/2016 đến 01/2021. Kết quả: bệnh nhân chủ yếu là nam giới (75,49%), tuổi trung bình 56,09 tuổi, nguyên nhân giãn phế quản chiếm chủ yếu (63,73%), ho ra máu mức độ trung bình chiếm 51,96%. Số lượng động mạch phế quản bệnh lý trung bình là 1,62 động mạch với tăng sinh ngoại vi (86,27%), giãn cuống (79,41%), và thân xoắn vặn (62,74%). Kết quả kỹ thuật gây tắc động mạch phế quản: cầm máu hoàn toàn 88,23%, tỷ lệ tái phát ho ra máu sớm (11,76%), tái phát  muộn (17,65%). 70,59% bệnh nhân không tái phát trong vòng 1 năm. Tỷ lệ biến chứng gặp 65,68% và nhẹ. Kết luận: Kỹ thuật gây tắc động mạch phế quản là kỹ thuật an toàn và hiệu quả cao trong điều trị ho ra máu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ittrich H., Bockhorn M., Klose H.; et al. (2017). The Diagnosis and Treatment of Hemoptysis. Dtsch Arztebl Int, 114(21), 371–381.
2. Bhalla A., Kandasamy D., Veedu P.; et al. (2015). A Retrospective Analysis of 334 Cases of Hemoptysis Treated by Bronchial Artery Embolization. Oman Med J, 30(2), 119–128.
3. Le H.Y., Le V.N., Pham N.H.; et al. (2020). Value of multidetector computed tomography angiography before bronchial artery embolization in hemoptysis management and early recurrence prediction: a prospective study. BMC Pulm Med, 20(1), 231.
4. Li P.J., Yu H., Wang Y., et al. (2018). Multidetector computed tomography angiography prior to bronchial artery embolization helps detect culprit ectopic bronchial arteries and non-bronchial systemic arteries originating from subclavian and internal mammary arteries and improve hemoptysis-free early survival rate in patients with hemoptysis. Eur Radiol, 29(4): 1950-1958.
5. Abid N., Loukil M., Mokni A.; et al. (2021). Outcomes of bronchial artery embolization for the management of hemoptysis. Tunis Med, 99(2), 264–268.
6. Panda A., Bhalla A.S., and Goyal A. (2017). Bronchial artery embolization in hemoptysis: a systematic review. Diagn Interv Radiol, 23(4), 307–317.
7. Lu G.D., Zu Q.Q., Zhang J.X., et al. (2018). Risk factors contributing to early and late recurrence of haemoptysis after bronchial artery embolisation. Int J Tuberc Lung Dis, 22(2), 230–235.
8. Shao H., Wu J., Wu Q. và cộng sự. (2015). Bronchial Artery Embolization for Hemoptysis: A Retrospective Observational Study of 344 Patients. Chin Med J (Engl), 128(1), 58–62.