KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BEVACIZUMAB KẾT HỢP HOÁ TRỊ TRONG UNG THƯ BUỒNG TRỨNG GIAI ĐOẠN MUỘN

Phùng Thị Huyền 1,, Nguyễn Thị Hòa 1
1 Bệnh viện k

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá kết quả và độc tính của điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn muộn bằng phác đồ hóa chất kết hợp bevacizumab. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả lâm sàng hồi cứu kết hợp tiến cứu, trên 30 bệnh nhân ung thư biểu mô buồng trứng tái phát nhạy platinum được điều trị phác đồ hoá chất kết hợp bevacizumab tại Bệnh viện K từ tháng 1/2019 đến tháng 6/2022. Các bệnh nhân được đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tình trạng đáp ứng, sống thêm và độc tính. Kết quả: Tuổi trung bình là 53,8±9,76. Thể mô bệnh học thường gặp là thể thanh dịch chiếm tỉ lệ 73,3%. Tỷ lệ kiểm soát bệnh cao (86,7%), có 3 (10%) bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn, 12 (40%) bệnh nhân đáp ứng một phần, tỷ lệ đáp ứng chung là 50%. Trung vị thời gian sống thêm không tiến triển (PFS) là 17,7 tháng và có liên quan đến tình trạng phẫu thuật khi tái phát, không có liên quan tới nhóm tuổi, toàn trạng hay phác đồ hoá chất kết hợp. Phác đồ tương đối an toàn, tỷ lệ giảm bạch cầu hạt chủ yếu mức độ 1,2, ít gặp hạ độ 3,4, Tác dụng không mong muốn ngoài hệ tạo huyết cần chú ý là tăng huyết áp độ 1,2 gặp ở 4 bệnh nhân và thủng ruột gặp ở 1 bệnh nhân. Có 1 bệnh nhân phải dừng điều trị bevacizumab và không có bệnh nhân tử vong liên quan đến điều trị. Kết luận: Đây là phác đồ phù hợp về tính hiệu quả và an toàn cho các bệnh nhân UTBMBT tái phát di căn, cho tỷ lệ kiểm soát bệnh cao và tương đối an toàn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin. 2021;71(3):209-249. doi:10.3322/caac.21660
2. Lương Ngọc Khuê, Mai Trọng Khoa. Hướng Dẫn Chẩn Đoán và Điều Trị Một Số Bệnh Ung Bướu Thường Gặp. Bộ Y Tế Số 1514/QĐ-BYT; 2020.
3. Parmar MKB, Ledermann JA, Colombo N, et al. Paclitaxel plus platinum-based chemotherapy versus conventional platinum-based chemotherapy in women with relapsed ovarian cancer: the ICON4/AGO-OVAR-2.2 trial. Lancet Lond Engl. 2003;361(9375):2099-2106. doi:10.1016/s0140-6736(03)13718-x
4. Aghajanian C, Blank SV, Goff BA, et al. OCEANS: a randomized, double-blind, placebo-controlled phase III trial of chemotherapy with or without bevacizumab in patients with platinum-sensitive recurrent epithelial ovarian, primary peritoneal, or fallopian tube cancer. J Clin Oncol Off J Am Soc Clin Oncol. 2012;30(17):2039-2045. doi:10.1200/JCO.2012.42.0505
5. Coleman RL, Brady MF, Herzog TJ, et al. Bevacizumab and paclitaxel-carboplatin chemotherapy and secondary cytoreduction in recurrent, platinum-sensitive ovarian cancer (NRG Oncology/Gynecologic Oncology Group study GOG-0213): a multicentre, open-label, randomised, phase 3 trial. Lancet Oncol. 2017;18(6):779-791. doi:10.1016/S1470-2045(17)30279-6
6. Nguyễn Đức Phúc. Nghiên cứu kết quả điều trị và một số yếu tố tiên lượng của ung thư biểu mô buồng trứng giai đoạn III điều trị tại bệnh viện K (1998-2001), Luận văn thạc sỹ y khoa, Đại học Y Hà Nội 2001
7. Lê Thanh Đức và Đặng Tiến Giang. Đánh giá kết quả điều trị ung thư biểu mô buồng trứng tái phát tại bệnh viện K, 2018.