NHẬN XÉT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG UNG THƯ TUYẾN MANG TAI TẠI BỆNH VIỆN K TỪ 2016-2020

Ngô Quốc Duy 1,2,, Nguyễn Huy Phan 1, Ngô Xuân Quý 1
1 Bệnh viện K
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư tuyến mang tai được phẫu thuật tại bệnh viện K. Đối tượng nghiên cứu: Bao gồm 54 bệnh nhân (BN) ung thư tuyến nước bọt mang tai được chẩn đoán và điều trị phẫu thuật tại bệnh viện K trong thời gian từ T1/2016–T12/2020. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả lâm sàng hồi cứu kết hợp tiến cứu. Kết quả: Tuổi trung bình là 49,6; tỷ lệ nam/ nữ là 1,25/1. Lý do vào viện do phát hiện u chiếm 85,2%; thường dưới 6 tháng (75,9%). Triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau (46,3%) và sờ thấy u (53,7%). Khám lâm sàng thấy kích thước u chủ yếu từ 2-4cm (57,4%); mật độ chắc 90,7% và còn di động 61,1%. Về đặc điểm trên siêu âm: u chủ yếu giảm âm (85,2%), di căn hạch gặp ở 40,7% số bệnh nhân. Tỷ lệ tế bào học dương tính trước mổ là 68,5%. Kết quả mô bệnh học: ung thư biểu mô biểu bì nhầy chiếm chủ yếu (46,3%), ung thư dạng tuyến nang chiếm 16,7%. Kết luận: Ung thư tuyến mang tai thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên, phát hiện chủ yếu qua biểu hiện sờ thấy u, khi khối u đã lớn từ 2-4 cm. Siêu âm là phương pháp đơn giản giúp định hướng cho chẩn đoán. Chọc tế bào u tuyến mang tai có giá trị trong chẩn đoán ung thư tuyến mang tai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. LV Quảng (2020). Ung thư tuyến nước bọt, Ung thư đầu cổ, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, 117-131.
2. K Rajasekaran, V Stubbs, J Chen et al (2018). Mucoepidermoid carcinoma of the parotid gland: A National Cancer Database study, Am J Otolaryngol, 39(3), 321-326.
3. M Westergaard-Nielsen, S Moller, C Godballe et al (2021). Prognostic scoring models in parotid gland carcinoma, Head Neck, 43(7), 2081-2090.
4. NT Phương (2016). Đánh giá kết quả điều trị ung thư tuyến mang tai tại bệnh viện K và bệnh viện Đại học Y hà Nội, Luận văn thạc sỹ.
5. HTV Thanh (2001). Nhận xét đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học và kết quả phẫu thuật của u tuyến nước bọt mang tai ở bệnh viện K từ 1996-2001, Luận văn thạc sĩ y học, Trường đại học Y Hà Nội.
6. SM El-Khateeb, AE Abou-Khalaf, MM Farid et al (2011). A prospective study of three diagnostic sonographic methods in differentiation between benign and malignant salivary gland tumours, Dentomaxillofac Radiol, 40(8), 476-85.
7. M Shimizu, J Ussmuller, J Hartwein et al (1999). Statistical study for sonographic differential diagnosis of tumorous lesions in the parotid gland, Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod, 88(2), 226-33.
8. ER Carlson and T Schlieve (2019). Salivary Gland Malignancies, Oral Maxillofac Surg Clin North Am, 31(1), 125-144.