HIỆU CHỈNH LIỀU VANCOMYCIN THÔNG QUA GIÁM SÁT NỒNG ĐỘ THUỐC VỚI ĐÍCH AUC DỰA TRÊN ƯỚC ĐOÁN BAYESIAN Ở BỆNH NHÂN HỒI SỨC NGOẠI KHOA, BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC

Lê Thị Minh Hằng 1, Nguyễn Hoàng Oanh (B)2, Nguyễn Thị Cúc 2, Nguyễn Thị Hồng Hảo 2, Nguyễn Thanh Hiền 1, Đàm Mai Hương 1, Trịnh Xuân Khánh 1, Vũ Đình Hòa 2, Nguyễn Hoàng Anh 2, Lưu Quang Thùy 1
1 Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức
2 Trung tâm DI và ADR Quốc gia, Trường Đại học Dược Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích kết quả triển khai hiệu chỉnh liều vancomycin dựa trên giá trị AUC ước đoán bằng phương pháp Bayes theo quy trình TDM vancomycin áp dụng trên bệnh nhân Hồi sức ngoại khoa. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, thông qua hoạt động chuyên môn phối hợp giữa Dược sĩ lâm sàng, Bác sĩ điều trị và các điều dưỡng tại Khoa Hồi sức tích cực 2, Trung tâm Hồi sức Ngoại khoa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức từ tháng 12/2021- 06/2022. Thông tin của bệnh nhân và các thông số liên quan được thu thập hàng ngày. Dựa trên kết quả định lượng nồng độ thuốc vancomycin trong máu của bệnh nhân, giá trị AUC được ước đoán theo phương pháp Bayes trên phần mềm SmartdoseAI. Mức liều vancomycin được hiệu chỉnh nhằm đạt đích AUC 400-600mg.h/L. Kết quả nghiên cứu: Khi sử dụng chế độ liều duy trì ban đầu đúng với khuyến cáo (60,3%), chỉ có 36,9% bệnh nhân có giá trị AUC nằm trong khoảng 400-600 mg.h/L. Sau khi hiệu chỉnh liều, tỷ lệ bệnh nhân đạt đích PK/PD đã tăng lên 62,5%. Khả năng ước đoán giá trị AUC khi sử dụng mô hình dược động học ban đầu là tương đối thấp (độ lệch 43,48%) nhưng đã được cải thiện đáng để khi áp dụng ước đoán Bayes dựa trên dữ liệu nồng độ thuốc trong máu (độ lệch 7,5%). Kết luận: Triển khai TDM vancomycin giúp nâng cao khả năng đạt đích AUC. Phương pháp Bayes có khả năng ước đoán giá trị AUC tương đối chính xác, mang lại nhiều thuận tiện và phù hợp với thực hành lâm sàng trên bệnh nhân hồi sức Ngoại khoa.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức (2021), Quy trình giám sát nồng độ thuốc vancomycin trong máu ở người bệnh trưởng thành.
2. Lê Thị Minh Hằng và cộng sự (2022), "Phân tích đặc điểm sử dụng vancomycin trên bệnh nhân nặng điều trị hồi sức tích cực tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức", Tạp chí Y học Việt Nam, 518(2), pp. 62-66.
3. Cunio C. B., Uster D. W., et al. (2020), "Towards precision dosing of vancomycin in critically ill patients: an evaluation of the predictive performance of pharmacometric models in ICU patients", Clin Microbiol Infect, 27(5), pp. 783.E7-E14.
4. Guo Y., Song G., et al. (2020), "Prevalence and Therapies of Antibiotic-Resistance in Staphylococcus aureus", Front Cell Infect Microbiol, 10, pp. 107 DOI: 10.3389/ fcimb.2020.00107.
5. Hanberger H., Walther S., et al. (2011), "Increased mortality associated with methicillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA) infection in the intensive care unit: results from the EPIC II study", Int J Antimicrob Agents, 38(4), pp. 331-5.
6. Katip W., Jaruratanasirikul S., et al. (2016), "The pharmacokinetics of vancomycin during the initial loading dose in patients with septic shock", Infect Drug Resist, 9, pp. 253-260.
7. Lambden S., Laterre P. F., et al. (2019), "The SOFA score-development, utility and challenges of accurate assessment in clinical trials", Critical Care, 23(1), pp. 374.
8. Masich Anne M, Kalaria Shamir N, et al. (2020), "Vancomycin Pharmacokinetics in Obese Patients with Sepsis or Septic Shock", Pharmacotherapy: The Journal of Human Pharmacology and Drug Therapy, 40(3), pp. 211-220.
9. Matzke GR, Zhanel GG, et al. (1986), "Clinical pharmacokinetics of vancomycin", Clinical pharmacokinetics, 11(4), pp. 257-282.
10. Rybak M. J., Le J., et al. (2020), "Therapeutic monitoring of vancomycin for serious methicillin-resistant Staphylococcus aureus infections: A revised consensus guideline and review by the American Society of Health-System Pharmacists, the Infectious Diseases Society of America, the Pediatric Infectious Diseases Society, and the Society of Infectious Diseases Pharmacists", Am J Health Syst Pharm, 77(11), pp. 835-864.