ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA NGƯỜI NHIỄM COVID-19 ĐƯỢC QUẢN LÝ SỨC KHỎE TẠI NHÀ QUA ỨNG DỤNG MY HMUH

Lê Ngọc Hà 1,, Nguyễn Minh Hà 2, Hồ Thị Kim Thanh 1
1 Đại học Y Hà Nội
2 Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trong hoàn cảnh đại dịch COVID-19, nhiều mô hình quản lý điều trị người nhiễm (F0) tại nhà đã được xây dựng, trong đó có ứng dụng của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội My HMUH của Viettel. Nghiên cứu cắt ngang nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng của toàn bộ 3342 F0 được quản lý điều trị tại nhà qua ứng dụng My HMUH năm 2021. Độ tuổi trung bình của người bệnh là 32,1±18,5 tuổi với 70,9% trong nhóm tuổi từ 18 đến 60. Hà Nội là địa phương có nhiều F0 tham gia quản lý tại nhà nhất, chiếm tỷ lệ 87,3%. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất ở người bệnh là sốt (72%), đau họng (59,1%), ho khan (58,3%) và mất vị giác, khứu giác (53,1%). Có 29,5% người bệnh được phân loại nguy cơ ở mức cao trở lên. Đa phần F0 được quản lý điều trị tại nhà qua ứng dụng có các triệu chứng hô hấp trên thường gặp của COVID-19. Ứng dụng có thể áp dụng cho cả F0 được phân tầng nguy cơ cao và rất cao. Phần lớn  F0 được quản lý tại nhà an toàn (99,2%), chỉ có 0,8% F0 được nâng tầng điều trị kịp thời. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO. Weekly epidemiological update on COVID-19 - 8 June 2022. Published 2022. Accessed June 14, 2022. https:// www.who.int/publications/m/ item/weekly-epidemiological-update-on-covid-19---8-june-2022
2. Bộ Y Tế. Cổng thông tin của Bộ Y tế về đại dịch COVID-19. Published 2022. Accessed June 14, 2022. https://covid19.gov.vn/
3. Ding L, She Q, Chen F, et al. The Internet Hospital Plus Drug Delivery Platform for Health Management During the COVID-19 Pandemic: Observational Study. J Med Internet Res. 2020;22(8):e19678. doi:10.2196/19678
4. Yordanov Y, Dechartres A, Lescure X, et al. Covidom, a Telesurveillance Solution for Home Monitoring Patients With COVID-19. J Med Internet Res. 2020;22(10):e20748. doi: 10.2196/20748
5. Armocida B, Formenti B, Ussai S, Palestra F, Missoni E. The Italian health system and the COVID-19 challenge. Lancet Public Health. 2020; 5(5):e253. doi:10.1016/S2468-2667(20)30074-8
6. Hollander JE, Carr BG. Virtually Perfect. Telemedicine for Covid-19. N Engl J Med. 2020;382(18):1679-1681. doi:10.1056/NEJMp2003539
7. Mahase E. Covid-19: out-of-hours providers are drafted in to manage non-urgent patients in community. BMJ. 2020;368:m959. doi:10.1136/bmj.m959
8. Carfì A, Bernabei R, Landi F. Persistent Symptoms in Patients After Acute COVID-19. JAMA. 2020;324(6):603-605. doi:10.1001/ jama. 2020.12603
9. Landi F, Barillaro C, Bellieni A, et al. The New Challenge of Geriatrics: Saving Frail Older People from the SARS-COV-2 Pandemic Infection. J Nutr Health Aging. 2020;24(5):466-470. doi:10.1007/ s12603-020-1356-x