ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH SỐT MÒ TẠI MỘT SỐ ĐỊA BÀN TRỌNG ĐIỂM

Nguyễn Xuân Kiên 1,, Nguyễn Văn Chuyên 1
1 Học viện quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, yếu tố nguy cơ bệnh sốt mò tại một số địa bàn trọng điểm. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang, lấy mẫu và xét nghiệm theo phương pháp ELISA phát hiện kháng thế kháng Orientia tsutsugamushi trên 21.630 mẫu huyết thanh thu thập từ 12 tỉnh trên 3 khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ. Kết quả: Tỷ lệ người có kháng thể kháng Orientia tsutsugamushi chung là 9,88%; cao nhất ở Tây Bắc 12,17%, tiếp đến là Tây Nguyên 11,04% và thấp nhất là Tây Nam Bộ 6,42%. Tỷ lệ người bị nhiễm cao nhất ở nhóm 36 - 55 tuổi (11,17%) trong khi tỷ lệ thấp nhất ở nhóm tuổi dưới 15-35 tuổi (8,54%). Tỷ lệ người có kháng thể kháng Orientia tsutsugamushi ở nhóm dân tộc kinh là 13,69%, cao hơn các nhóm dân tộc còn lại (6,00%). Tỷ lệ nhiễm ở nhóm người làm nghề nông nghiệp cao nhất 12,47% so với một số ngành nghề khác. Tỷ lệ người có kháng thể kháng Orientia tsutsugamushi trong cộng đồng dân cư sống trong các khu vực có đặc điểm sinh cảnh Savan và rừng tái sinh tương ứng là 11,26% đến 11,38% cao hơn cộng đồng dân cư sống trong vùng rừng nguyên sinh (6,17%). Kết luận: Tỷ lệ người mang kháng thể kháng Orientia tsutsugamushi chung là 9,88%. Có sự khác biệt về tỷ lệ người nhiễm bệnh giữa các khu vực, giới tính, độ tuổi, dân tộc, ngành nghề và khu vực sinh sống.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Kelly, D.J., et al., Scrub typhus: the geographic distribution of phenotypic and genotypic variants of Orientia tsutsugamushi. Clin Infect Dis, 2009. 48 Suppl 3: p. S203-30.
2. Xu, G., et al., A review of the global epidemiology of scrub typhus. PLoS Negl Trop Dis, 2017. 11(11): p. e0006062.
3. Watt, G. and P. Parola, Scrub typhus and tropical rickettsioses. Curr Opin Infect Dis, 2003. 16(5): p. 429-36.
4. Đoàn Trọng Tuyên, V.C.T., Nguyễn Minh Tiếp, Nguyễn Viết Sự, Trần Quang Nguyên & cs Khảo sát mức độ lưu hành bệnh sốt mò tại một số khu vực thuộc Tuyên Quang, Khánh Hòa và Kon Tum. Tạp chí Y học quân sự, 2008: p. 30-34.
5. Nguyễn Văn Châu, Bạch Ngọc Luyến, Nguyễn Quang Thái và cs (2009), “Kết quả điều tra chuột và mò tại một số ổ sốt mò (Orientia tsutsugamushi) thuộc miền Trung và Tây Nguyên, Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, số 6 -2009, tr. 46-53.
6. Đoàn Trọng Tuyên (2010), Nghiên cứu sự lưu hành bệnh sốt mò trong cộng đồng dân cư khu vực Tây Nguyên và ứng dụng kỹ thuật PCR trong chẩn đoán, Đề tài NCKH cấp Bộ Quốc phòng.
7. Upadhyaya B. P., Shakya G., Adhikari S., Rijal N., Acharya J., Maharjan L. (2016), Scrub Typhus: An Emerging Neglected Tropical Disease in Nepal,J. Nepal Health Res. Counc, Vol. 14(33), pp. 122-127.
8. Nguyễn Văn Tuấn, Vũ Đức Chính, Nguyễn Văn Đạt, Nguyễn Văn Dũng, Trần Văn Thanh (2017), “Thành phần loài, mật độ mò và tình hình bệnh nhân sốt mò tại một số xã thuộc huyện Mù Căng Chải, huyện Văn Chấn tỉnh Yên Bái năm 2016”, Báo cáo khoa học Hội nghị Côn trùng học Quốc gia lần thứ IX, tr. 1004-1010.