ĐÁNH GIÁ CHI PHÍ – HIỆU QUẢ THUỐC ACTILYSE TRONG ĐIỀU TRỊ ĐỘT QUỴ THIẾU MÁU NÃO CỤC BỘ CẤP TÍNH TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Minh Văn 1,, Trần Thi Phụng 2, Hoàng Văn Minh 1
1 Đại học Y tế công cộng
2 Đại học Y tế Công Cộng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Đột quỵ não là một trong những nguyên nhân gây tử vong và tàn tật hàng đầu trên thế giới. Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 200.000 ca đột quỵ, với chi phí điều trị trực tiếp dao động từ 5 triệu tới hơn 120 triệu đồng. Hiện nay, tiêu sợi huyết là lựa chọn hàng đầu trong điều trị đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp tính. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá chi phí-hiệu quả của thuốc tiêu sợi huyết Actilyse so với không sử dụng Actilyse trong điều trị đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp tính lần đầu tại Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô hình hóa gồm cây quyết định kết hợp mô hình Markov, với quan điểm phân tích xã hội với khung thời gian phân tích trọn đời. Các tham số về hiệu quả lâm sàng, chi phí điều trị và thỏa dụng được tổng hợp từ các nguồn y văn trong nước và quốc tế, kết hợp tham vấn ý kiến chuyên gia lâm sàng tại Việt Nam. Kết quả: Điều trị sử dụng thuốc Actilyse gia tăng chi phí điều trị trọn đời là 5.260.331 VNĐ và 0,08 QALY, tương đương với chỉ số ICER là 69.063.527 VNĐ/QALY. Phân tích độ nhạy một chiều cho thấy tham số có ảnh hưởng tới kết quả là chi phí phục hồi chức năng, chi phí thuốc, tỉ lệ đồng chi trả bảo hiểm, tham số về hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, các thay đổi trong phân tích độ nhạy không thay đổi kết luận về tính chi phí-hiệu quả của can thiệp. Kết luận: Điều trị đột quỵ nhồi máu não cấp tính lần đầu sử dụng Actilyse tại Việt Nam gia tăng chi phí và số năm sống chất lượng cho bệnh nhân, và lựa chọn điều trị này rất có chi phí – hiệu quả so với điều trị không sử dụng Actilyse khi so sánh với ngưỡng chi phí – hiệu quả là 3 lần thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Feigin VL, Stark BA, Johnson CO, et al. Global, regional, and national burden of stroke and its risk factors, 1990–2019: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2019. Lancet Neurol. 2021;20(10):795-820. doi:10.1016/S1474-4422(21)00252-0
2. Heidenreich PA, Trogdon JG, Khavjou OA, et al. Forecasting the future of cardiovascular disease in the United States: a policy statement from the American Heart Association. Circulation. 2011;123(8):933-944. doi:10.1161/CIR.0b013e31820a55f5
3. A G, M S, F J, et al. Cost of disorders of the brain in Europe 2010. Eur Neuropsychopharmacol J Eur Coll Neuropsychopharmacol. 2011;21(10). doi:10.1016/j.euroneuro.2011.08.008
4. Nguyễn Quỳnh Anh VVT. Chi phí trực tiếp cho đợt điều trị nội trú nhóm bệnh đột quỵ cấp tại khoa nội thần kinh, bệnh viện Nhân Dân Gia Định năm 2020 và một số yếu tố ảnh hưởng. Tạp Chí Khoa Học Nghiên Cứu Sức Khỏe Và Phát Triển. 2021; 5(3):19-27.
5. Hacke W, Kaste M, Bluhmki E, et al. Thrombolysis with alteplase 3 to 4.5 hours after acute ischemic stroke. N Engl J Med. 2008;359 (13):1317-1329. doi:10.1056/NEJMoa0804656
6. Pham Lan Tran. Occurence, Presentation, Costs and Three-Month Outcomes of Stroke in Viet Nam. University of Tasmania; 2015.
7. Nguyen HL. Cost analysis of home based rehabilitation for the disabled after stroke in Hue city. J Med Pharm. 7(1). doi:10.34071/ jmp.2017.1.9
8. Joo H, Wang G, George MG. Age-specific Cost Effectiveness of Using Intravenous Recombinant Tissue Plasminogen Activator for Treating Acute Ischemic Stroke. Am J Prev Med. 2017;53(6S2):S205-S212. doi:10.1016/j.amepre.2017.06.004
9. Boudreau DM, Guzauskas G, Villa KF, Fagan SC, Veenstra DL. A model of cost-effectiveness of tissue plasminogen activator in patient subgroups 3 to 4.5 hours after onset of acute ischemic stroke. Ann Emerg Med. 2013;61(1):46-55. doi:10.1016/j.annemergmed.2012.04.020
10. Nguyễn Quỳnh Anh VVT. Chi phí trực tiếp cho đợt điều trị nội trú nhóm bệnh đột quỵ cấp tại khoa nội thần kinh, bệnh viện Nhân Dân Gia Định năm 2020 và một số yếu tố ảnh hưởng. Tạp Chí Khoa Học Nghiên Cứu Sức Khỏe Và Phát Triển. 2021;5(3):19-27.