TÁC DỤNG CỦA CỦA TẬP YOGA LÊN HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ NHÂN TRẮC Ở BỆNH NHÂN TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT ĐỘ 1

Văn Tuấn Nguyễn 1,, Thị Ái Khuê Hoàng 2
1 Đại học Y khoa Vinh
2 Đại Học Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Điều trị THA bên cạnh dùng các loại thuốc hạ huyết áp thì vấn đề thay đổi lối sống cũng góp phần quan trọng trong việc kiểm soát trị số huyết áp của bệnh nhân. Yoga giúp giảm huyết áp thông qua giảm căng thẳng, giảm cholesterol máu và tăng độ đàn hồi của thành mạch. Để góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho người bị cao huyết áp kiểm soát thông qua tập luyện Yoga, chúng tôi tiến hành đề tài này. Mục tiêu: (1) Đánh giá tác dụng của tập Yoga trong việc kiểm soát huyết áp ở bệnh nhân tăng huyết áp độ 1  và (2) Đánh giá tác dụng của tập Yoga lên một số chỉ số nhân trắc ở bệnh nhân tăng huyết áp độ I. Đối tượng nghiên cứu:  Bệnh nhân THA nguyên phát độ 1 theo tiêu chuẩn chẩn đoán của WHO/ISH 2004, tuổi từ 30 đến 60 tuổi, hiện tại không dùng thuốc điều trị THA và các thuốc ảnh hưởng đến các chỉ số nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp có đối chứng. Kết quả: Tập Yoga làm giảm có ý nghĩa thống kê các chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương ở bệnh nhân tăng huyết áp độ 1 so với không tập Yoga. Tập Yoga cũng làm giảm có ý nghĩa thống kê chỉ số BMI, vòng bụng và bề dày lớp mỡ dưới da ở bệnh nhân tăng huyết áp độ 1 so với không tập Yoga.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Thị Hằng Nga, Hoàng Thị Ái Khuê (2011), Tác dụng của tập Yoga lên một số chỉ tiêu hình thái, sinh lý, sinh hóa ở bệnh nhân đái tháo đường tại thành phố Vinh, Luận văn thạc sỹ sinh học.
2. Bhavanani AB, Madanmohan, and Z, Sanjay (2014), "Immediate cardiovascular effects of pranava pranayama in hypertensive patients", Indian J Physiol Parmacol. 12, pp. 125-129.
3. Caffrey R, P, Ruknui, and U, Hatthakit (2005), "The effects of Yoga on hypertensive persons in Thailand", Holistic Nursing Practice. 19(4), pp. 173-180.
4. Dhananjai S, Sadashiv, and S, Tiwari (2013), "Reducing psychological distress and obesity through Yoga practice", Int J Yoga. 12, pp. 213-216.
5. Hagin M, R, State, and Selfe (2016), "Effectiveness of Yoga for hypertension: systematic review and meta-analysis", Evid Based Complement Alternat Med.
6. Khatri D, KC, Mathur, and S, Gahlot (2017), "Effects of yoga and mediatation on clinical and biochemical parameters of metabolic syndrome", Diabetes Resercher and Clinical Practice. 78(3), pp. 9-10.
7. Mizuno J and HL, Monterio (2015), "An assessment of sequence of Yoga excercise to patients with arterial hypertension", Jounal of bodywork and movement thẻapies. 17, pp. 35-41.
8. Rajbhoj, Pratibha Hemant, Shete, Sanjay Uddhav, and Verma, Anita (2015), "Effect of Yoga Module on Pro-Inflammatory and Anti-Inflammatory Cytokines in Industrial Workers of Lonavla: A Randomized Controlled Trial", J Clin Diagn Res. 9(2), pp. 1-5.