ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi điều trị ung thư biểu mô trực tràng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Đối tượng và phương pháp: Đây là một nghiên cứu mô tả tiến cứu trên nhóm bệnh nhân được chẩn đoán ung thư trực tràng và được điều trị bằng phẫu thuật nội soi cắt đoạn đại trực tràng vét hạch tại khoa Ngoại Tổng Hợp - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình trong khoảng thời gian từ tháng 01 năm 2021 đến tháng 11 năm 2022. Kết quả: Tổng số bệnh nhân trong nghiên cứu là 30 bệnh nhân bao gồm 17 nam và 13 nữ; tỉ lệ nam/nữ là 1,3; Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 65,5 ± 12,7; 96,7% bệnh nhân có chỉ số BMI < 25kg/m2. Thời gian mổ trung bình là 157,0 ± 25,6 phút. Tai biến trong mổ có 6,6% bệnh nhân tổn thương thanh cơ đại tràng trái. 100% thực hiện miệng nối theo kiểu tận – tận bằng máy khâu nối trong EEA 28mm. Thời gian trung tiện trung bình là 47,2 ± 7,0 giờ. Số lượng hạch nạo vét được trung bình là 11,0 ± 3,6 hạch. Có 3,3% biến chứng sau mổ rò miệng nối và 6,6% nhiễm trùng vết mổ. Thời gian cho ăn sau mổ 59,8 ± 15,9 giờ. Tổng số biến chứng sau mổ là 30%, trong đó đa phần là các biến chứng nhẹ được điều trị thành công bằng nội khoa. Thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 10,5 ± 2,8 ngày, không có bệnh nhân nào tử vong trong thời kỳ hậu phẫu. Kết luận: Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực tràng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình là an toàn, ít tai biến và ít biến chứng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Phẫu thuật nội soi cắt trực tràng, ung thư trực tràng.
Tài liệu tham khảo
2. Heald, R.J., E.M. Husband, and R.D. Ryall, The mesorectum in rectal cancer surgery--the clue to pelvic recurrence? Br J Surg, 1982. 69(10): p. 613-6.
3. Hida, K., et al., Open versus Laparoscopic Surgery for Advanced Low Rectal Cancer: A Large, Multicenter, Propensity Score Matched Cohort Study in Japan. Ann Surg, 2018. 268(2): p. 318-324.
4. Yang, H., et al., Influence of tumor location on short- and long-term outcomes after laparoscopic surgery for rectal cancer: a propensity score matched cohort study. BMC Cancer, 2020. 20(1): p. 761.
5. Schnitzbauer, V., et al., Laparoscopic and open surgery in rectal cancer patients in Germany: short and long-term results of a large 10-year population-based cohort. Surg Endosc, 2020. 34(3): p. 1132-1141.
6. Otsuka, K., et al., Laparoscopic Low Anterior Resection with Two Planned Stapler Fires. JSLS, 2019. 23(1).
7. Mu, Y., et al., The efficacy of ileostomy after laparoscopic rectal cancer surgery: a meta-analysis. World J Surg Oncol, 2021. 19(1): p. 318.
8. Zhang, Q., et al., Outcomes of Laparoscopic Versus Open Surgery in Elderly Patients with Rectal Cancer. Asian Pac J Cancer Prev, 2021. 22(4): p. 1325-1329.